Chó thả rông gây nguy hiểm cho cộng đồng
Tình trạng chó thả rông, không đeo rọ mõm xuất hiện khắp nơi đã nhiều năm nay. Từ những ngõ phố, đường làng, đến các tuyến đường lớn, khu dân cư, công viên. Sau nhiều đợt ra quân rầm rộ, những tưởng tình trạng chó thả rông sẽ được hạn chế nhưng gần đây lại tái diễn gây bức xúc cho cộng đồng.
Trong đó, mặc dù pháp luật đã có quy định cụ thể về trách nhiệm của chủ nuôi chó cũng như các mức xử phạt đối với các hành vi nuôi thả chó gây nguy hiểm cho cộng đồng, nhưng trên thực tế những quy định này tại nhiều nơi vẫn chưa được người nuôi chó chấp hành nghiêm chỉnh.
Trong khi rất nhiều chế tài xử phạt đã có, nhưng nhiều người nuôi chó vẫn không có ý thức hay không biết, không tìm hiểu các quy định về việc nuôi thả chó. Cụ thể, Nghị định 91/2017/NĐ-CP quy định, hành vi nuôi chó gây nguy hiểm sẽ bị phạt tiền từ 600.000 - 800.000 với các lỗi không đeo rọ mõm, không xích giữ, không có người dắt khi ra nơi công cộng, không tiêm phòng dại.
Đặc biệt, chủ nuôi chó sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 1.000.000 đồng với hành vi thả rông chó gây thiệt hại cho người khác. Bên cạnh đó, chó thả rông sẽ bị bắt và tiêu hủy sau 72h nếu không có người đến nhận.
Theo số liệu của Cục Thú y, hiện ở Việt Nam tình trạng chó thả rông rất phố biến, vào khoảng 50% tổng đàn. Toàn thành phố có khoảng 425 nghìn chó, mèo. Tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng dại chó, mèo ở Hà Nội đạt hơn 93%. Tuy con số tiêm vắc xin phòng dại cho vật nuôi ở mức cao, nhưng cũng không thể lơ là công tác phòng bệnh. Bởi, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng hơn 500 nghìn người bị phơi nhiễm bệnh dại do chó cắn. Riêng năm 2022, 76 trường hợp tử vong vì bệnh dại. Điều này cho thấy, tình trạng chó thả rông nếu không có biện pháp ngăn chặn sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy nguy hiểm cho cộng đồng.
Vậy giải pháp nào để chấm dứt tình trạng chó thả rông, phòng chống bệnh dại cũng như những tai nạn đáng tiếc xuất phát từ nguyên nhân chó thả rông? Theo các chuyên gia, có nhiều giải pháp nhưng quan trọng nhất chính là ý thức của người nuôi chó.
Đầu năm 2022, thành phố Hà Nội đã có hơn 600 đội bắt chó thả rông tại 30 quận, huyện, thị xã, góp phần hạn chế tình trạng chó chạy tự do ngoài đường.
Ngoài xử phạt nghiêm các vi phạm, cơ quan chức năng nên đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền để người nuôi chó, mèo có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định về quản lý vật nuôi như: phải thực hiện đăng ký, khai báo việc nuôi chó, mèo với UBND cấp xã; cam kết xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh. Khi dắt chó ra đường phải có xích, rọ mõm để không gây nguy hiểm với cộng đồng.
Tuy nhiên, giải pháp căn cơ nhất hiện nay để hạn chế tình trạng chó thả rông nằm ở chính chủ vật nuôi. Người nuôi chó phải chủ động trông giữ, nuôi nhốt cẩn thận để tránh trường hợp chó tấn công người. Điều đó thể hiện ý thức, trách nhiệm với cộng đồng nơi mình sinh sống, không xảy ra những hậu quả đáng tiếc về sau.


Bầu trời TP.HCM tối 19/4 đã rực sáng với hàng ngàn tia pháo hoa đủ sắc màu, thắp sáng một góc trời, tạo nên khung cảnh mãn nhãn, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách.
Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường.
Theo đoạn clip từ camera nhà dân trên đường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi lại, trong lúc chơi bóng trên vỉa hè, một cháu bé đã vô tình để quả bóng lăn ra lòng đường gây tai nạn nghiêm trọng cho người đi đường.
Tại những thành phố lớn như Hà Nội, lượng phương tiện đông, nên việc các xe tùy tiện "điền vào chỗ trống", đi sai làn đường là điều không hiếm gặp trên đường.
Hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa vào rạng sáng 20/4 để đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam.
Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành Đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
0