Cầu xuống cấp, lan can ven sông nghiêng đổ, ai lo?
Lan can hoen gỉ, mặt cầu chỗ thì hở toác, chỗ thủng cũng phải cỡ hơn 1 gang tay. Người dân đã phải tự lấy tấm sắt như thế này để tạm lên trên. Song những người như bà Lệ Thanh, phường Vĩnh Tuy sống gần khu vực này cũng phải nơm nớp lo sợ. Bởi cây cầu đi bộ này là lối đi thuận tiện của nhiều người dân thuộc 2 phường Quỳnh Mai và Vĩnh Tuy.
"Cầu này nhanh gần, trên kia đi bộ xa hơn. Tôi đi qua cũng sợ, có lần suýt ngã. Cầu dành cho đi bộ mà xe máy cứ phóng vèo vèo, nên rất sợ.", bà Nguyễn Thị Lệ Thanh chia sẻ.
Không những cầu đi bộ bị xuống cấp mà ngay cả lan can dọc hai bên bờ sông Kim Ngưu đoạn qua các phường thuộc hai quận Hai Bà Trưng và quận Hoàng Mai cũng chịu cảnh tương tự. Đoạn bị gỉ, đoạn bị gãy hay thậm chí đoạn thì bị mất cả thanh sắt. Người dân phải tạm chăng dây để cảnh báo, trông rất mất mỹ quan và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
"Tôi ở dân phố ở đây, qua người dân phản ánh, lan can dọc 2 bên bờ sông Đông Tây Kim Ngưu, mất rất nhiều. Một số đối tượng nghiện hút trộm cắp lan can vào tầm giữa đêm. Người dân đã báo cáo chính quyền, nhưng chưa có biện pháp.", ông Như Điệp sống tại phường Vĩnh Tuy, quận Hại Bà Trưng nói.
Không chỉ dọc tuyến sông Kim Ngưu, tình trạng lan can xuống cấp cũng đang diễn ra tại tuyến đường dọc tuyến đường tuyến sông Lừ, sông Sét, sông Tô Lịch hay như ven sông Gạo, tuyến đường nối giữa 2 phường Vĩnh Hưng và phường Hoàng Văn Thụ. Tại thời điểm ghi hình, nhiều chỗ lan can chỉ còn trơ lại cột, thanh chắn ngang cũng "không cánh mà bay" cả một đoạn dài, gây mất an toàn cho người dân khi di chuyển qua đây.
Việc lan can hư hỏng hoặc mất trộm đã xảy ra nhiều năm nhưng vẫn chưa có hướng khắc phục, sửa chữa. Đến thời điểm hiện tại, các hàng lan can này mới chỉ được buộc dây tạm, chưa có chút chỉnh trang nào. Vì vậy, rất cần trách nhiệm vào cuộc của các cơ quan chức năng liên quan. Có như vậy, sự an toàn của người dân mới được đảm bảo. Mỹ quan đô thị không còn cảnh nhếch nhác.


Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) phối hợp với các cơ quan chức năng sẽ tổ chức rào chắn phục vụ thi công ga ngầm S12, đường chuyển làn và gara trên đường Trần Hưng Đạo.
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn về việc đảm bảo an ninh trật tự hoạt động cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn thành phố.
UBND thành phố Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Môi trường đề xuất điều chỉnh ba loại rừng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch lâm nghiệp và quy hoạch cấp huyện.
Hà Nội đã có 82.016,22km đường xã và 139.659,62km đường thôn, liên thôn đã được bê tông hóa, nhựa hóa bảo đảm ô tô đi lại thuận tiện, đạt 100% yêu cầu Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Thành phố Hà Nội phấn đấu trong năm 2025 có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tỷ lệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đạt trên 50%.
Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới TP. Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ ngày 10/5 đã tổ chức "Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, thực phẩm an toàn".
0