Cẩn trọng với dâng sao giải hạn

Tháng Giêng là thời điểm bắt đầu của nhiều hoạt động tín ngưỡng phong phú, chứa đựng ước vọng về một năm mới an lành, may mắn. Bên cạnh những tín ngưỡng truyền thống, vẫn còn nhiều nghi lễ gây tranh cãi, chẳng hạn như dâng sao giải hạn.

Tại một ngôi chùa nổi tiếng với nghi lễ dâng sao giải hạn ở Hà Nội, ngày 11 tháng Giêng có khá đông người đến đăng ký làm lễ. Một khóa lễ cầu bình an được viết trên giấy có mức giá chung là 150.000 cho mỗi gia đình. Nếu ai có nhu cầu dâng sao giải hạn, thì sẽ phải trả nhiều tiền hơn.

Anh Nguyễn Quốc Long (phường Trần Phú, quận Hà Đông), cho biết: "Năm nay, được biết hai vợ chồng đều có sao xấu chiếu mệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe nên có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành, tôi đến đăng ký tham dự lễ cầu an, giải sao xấu để mong bớt được phần nào vận hạn. Tuy nhiên, đây chỉ là điểm tựa niềm tin, không hoàn toàn phụ thuộc hay tin tưởng mà sinh tâm lý chủ quan".

Chị Lê Thị Hương (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai), chia sẻ: "Nhà mình thường đi cầu an đầu năm, xem các sao hạn cho các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên mình chỉ tin chứ không tín, tất cả ở lòng thành và tâm của mỗi người. Mức phí 150.000 không quá lớn so với kinh tế một gia đình bình thường, đối với mình thì thấy phù hợp".

Những năm gần đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã nhiều lần khẳng định, dâng sao giải hạn không phải là nghi lễ của Phật giáo, không có trong giáo lý nhà Phật, thậm chí còn nhuốm màu mê tín dị đoan.

Nhu cầu tâm linh của người dân đặc biệt lớn trong thời điểm đầu năm. Đi lễ với mong muốn cầu những điều may mắn, tiễn những điều xui xẻo là chính đáng, nhưng chúng ta cũng cần thực hành nó một cách đúng đắn.

Theo tìm hiểu, chỉ riêng tại thủ đô Hà Nội, hoạt động dâng sao giải hạn rầm rộ từ mùng 8 cho đến hết tháng Giêng. Ngoài các đền, phủ, một số chùa cũng thực hiện nghi thức cúng dâng sao giải hạn với giá từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng mỗi người. Tại đêm làm lễ, quy mô có thể lên tới cả trăm, thậm chí nghìn người.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.

Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.

Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.