Cần đảm bảo công bằng khi xét tuyển sớm đại học

Học kỳ 2 mới đi được nửa chặng đường nhưng nhiều trường đại học đã bắt đầu nhận đăng ký hồ sơ, đặt giữ chỗ. Nhiều ý kiến lo ngại việc tuyển sinh sớm gây mất công bằng cho các thí sinh.

Còn gần 3 tháng nữa mới bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhưng Hồng Trang (trường THPT Tiền Phong, Hà Nội) đã tranh thủ tìm hiểu các trường đại học xét tuyển bằng học bạ để tới nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển. Em đã đủ điều kiện bước đầu để đỗ vào ngành Quản trị kinh doanh của trường Đại học Nguyễn Trãi. "Xét tuyển sớm tỷ lệ cạnh tranh không cao, bởi dựa vào điểm học bạ, mà điểm học bạ em cao, em muốn giảm cạnh tranh nên đến đăng ký sớm", Hồng Trang nói.

Theo ông Trần Văn Tuyến, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Trãi: "Xét sớm để ưu tiên cho các trường lựa chọn thí sinh phù hợp với nhà trường, đặc biệt các thí sinh có thành tích trong học tập hoặc các thí sinh đăng ký tham gia kỳ thi riêng. Từ đó, giúp trường chủ động nguồn thí sinh, nâng cao chất lượng đầu vào".

Xét tuyển sớm có thể giúp các trường chủ động nguồn thí sinh, nâng cao chất lượng đầu vào

Ông Thân Thanh Sơn, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, cho biết: "nhà trường đánh giá xét tuyển sớm phù hợp với đa phần các bạn thí sinh, và tất cả các bạn thí sinh dù có cả chứng chỉ quốc tế vẫn có thể xét bằng kết quả học tập. Do đó, phương thức dùng kết quả THPT sẽ có nhiều thí sinh đăng ký, tuy nhiên nhiều thí sinh đăng ký thì điểm trúng tuyển cũng tăng lên".

Thống kê năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy có 214/322 cơ sở đào tạo xét tuyển sớm. Tuy nhiên, chỉ có 30% số thí sinh đăng ký xét tuyển sớm trúng tuyển và nhập học, thậm chí ở một số trường là 20%.

Để có thể cân bằng khi xét sớm và đảm bảo công bằng cho thí sinh thì các trường phải đặt chỉ tiêu rõ ràng cho từng phương thức

Để có thể cân bằng khi xét sớm và đảm bảo công bằng cho thí sinh, các trường phải đặt chỉ tiêu rõ ràng cho từng phương thức và phải tuân thủ chặt chẽ khi xét tuyển. Theo PGS. TS. Nguyễn Thanh Chương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông Vận tải: "Phải đảm bảo tỷ lệ từng phương thức, ví dụ phương thức học bạ khoảng 30%, tối đa 50%, nhưng số lượng gọi trúng tuyển phải sát với phương thức. Đăng ký bằng phương thức nào, để thí sinh nhập học bằng đúng phương thức đăng ký trúng tuyển, như vậy nếu có thì lệch không đáng kể".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vòng chung kết cuộc thi UEB Business Challenges mùa 7 đã diễn ra tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc trong chiều 20/4, với sự tham gia của 12 đội thi xuất sắc nhất.

Hơn 2.000 học sinh đến từ các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện Đan Phượng đã tham gia chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.

Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 công lập theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đề thi các môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh đều có điểm mới so với những năm trước.

Nhiều hoạt động đồng hành tại các nhà trường ở Hà Nội đã được triển khai, nhằm chuẩn bị tốt nhất mọi mặt cho học sinh lớp 9 bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025 – 2026.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.