Cần công khai, minh bạch giá đất, thu hồi đất

Chưa công khai, minh bạch nên gây ra sự không công bằng, không tương xứng giữa giá trị quyền sử dụng đất bị thu hồi và giá trị được bồi thường. Đó là một trong các nhóm nội dung trọng tâm đưa ra lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật đất đai ( sửa đổi) lần này.

Những quy định còn gây tranh luận, bất cập, các chuyên gia, người dân đề nghị cơ quan soạn thảo Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần nghiên cứu, xem xét, cân nhắc, tiếp thu để khi hoàn thiện dự thảo Luật đảm bảo rõ ràng, cụ thể, từ đó khi thực thi sẽ đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và người dân.

Trước thực tế quỹ đất ngày càng hạn hẹp, quyền lợi của người bị thu hồi, chưa được đảm bảo hài hòa do cả hai phía chính sách thu hồi đất cũng như cơ quan thực thi pháp luật đã gây không ít bức xúc, khiếu kiện kéo dài. Đó cũng là yêu cầu bức thiết để Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phù hợp hơn với tình hình mới…

Ông Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, nói: “Việc đền bù giá thấp gây ra nhiều thiệt hại đối với người có đất bị thu hồi, do đó người dân sẽ không chấp nhận,  dẫn đến khâu đền bù giải phóng mặt bằng kéo dài, dự án chậm triển khai, tình trạng khiếu kiện, khiến nại đất đai gia tăng… Việc bỏ khung giá đất, HĐND tỉnh thành phố phải xây dựng bảng giá đất dựa trên nguyên tắc thị trường, chính là đột phá, là cuộc cách mạng về tầm nhìn và tư duy quản lý, bỏ áp đặt mệnh lệnh hành chính, sử dụng các công cụ thị trường để xây dựng chính sách về giá đất.”

Trước khi đưa ra thảo luận tại kì họp lần này, dự thảo luật đất đai sửa đổi thời gian qua cũng đã nhận được rất nhiều ý kiến của các chuyên gia, người dân. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng: Nhà nước sử dụng công cụ thị trường để điều tiết hành vi, điều tiết lợi ích, không dùng mệnh lệnh hành chính để áp đặt, cụ thể là trong vấn đề thu hồi đất. Sẽ không còn tình trạng “ép” người dân buộc phải giao quyền sử dụng đất, hay cho một ai đó được quyền hưởng một khoản lợi khổng lồ từ đất, từ đó có thể triệt tiêu được tình trạng xin – cho và tham nhũng từ đất, tạo sự minh bạch, công bằng.

Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Đặc biệt, người dân kỳ vọng những đổi mới sẽ giúp hạn chế được bất cập trong chính sách quản lý đất đai còn tồn tại nhiều năm qua, thúc đẩy quan hệ thị trường phát triển

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tinh thần chung của người dân là đồng thuận, ủng hộ cao với các phương án sắp xếp, thể hiện niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và kỳ vọng một bước phát triển mới sau sáp nhập.

Tuyến đường Hoàng Sa - Trường Sa thuộc huyện Đông Anh được thiết kế đồng bộ và hiện đại. Đây là trục giao thông huyết mạch kết nối giữa Hà Nội với các tỉnh phía Đông Bắc.

Luật Thủ đô 2024 đã dành một điều quy định về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (mô hình TOD) nhằm phát triển giao thông công cộng.

Trưa 21/4, Đội 7 Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an TP Hà Nội cùng Đội quản lý thị trường số 17, Chi cục QLTT Hà Nội đã bất ngờ khám xét một kho lạnh chứa thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc tại khu vực gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội.

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 21/4. Với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

Nhiều huyện ngoại thành của Hà Nội đang hoàn tất việc lấy ý kiến đại diện hộ gia đình về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Tại huyện Gia Lâm – địa phương có địa bàn rộng, dân cư đông cho thấy tỷ lệ người dân đồng thuận với phương án hợp nhất cao.