Các nhà lãnh đạo thế giới phát biểu tại Hội nghị COP29
Phó Tổng thống Iran Shina Ansari bày tỏ hy vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ đoàn kết, trao đổi kiến thức, chuyển giao công nghệ và tạo điều kiện tiếp cận các nguồn tài chính mà không phân biệt đối xử và dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt đơn phương đối với các quốc gia, đặc biệt là Cộng hòa Hồi giáo Iran. Bà cũng nhấn mạnh thực tế rằng, tình hình khí hậu hiện tại của thế giới là kết quả của các chính sách công nghiệp của một số ít quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển phải gánh chịu hậu quả. Bà kêu gọi tránh các tiêu chuẩn kép để hành động có ý nghĩa vì mục tiêu chống biến đổi khí hậu.
Thủ tướng Anh Keir Starmer đã kêu gọi các quốc gia cùng Vương quốc Anh đặt ra các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính đầy tham vọng. Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh COP29, ông Starmer cũng nhắc lại mục tiêu mới công bố của Anh là cắt giảm 81% lượng khí thải nhà kính vào năm 2035. Ông Starmer cũng cho biết, tài chính công nên là đòn bẩy kích thích đầu tư tư nhân và cải cách các tổ chức tài chính quốc tế với mục tiêu giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Trong khi đó, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis nhấn mạnh, EU nói riêng và toàn cầu nói chung cần nhiều nguồn lực hơn để chuẩn bị, phản ứng kịp thời nhằm cứu sống và bảo vệ sinh kế của người dân, đồng thời hỗ trợ cộng đồng phục hồi sau thảm họa. Hy Lạp đã tăng gấp đôi sản lượng năng lượng tái tạo từ năm 2014, chiếm khoảng 50% sản lượng điện quốc gia và cam kết đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than vào năm 2028. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn gặp khó khăn trong việc khắc phục hậu quả do lũ lụt và cháy rừng mà các nhà khoa học cho là hệ lụy của biến đổi khí hậu.
Hàng trăm quốc gia đang tham gia Hội nghị thượng đỉnh sẽ tiếp tục thảo luận trong những ngày tới, tập trung vào việc huy động hàng trăm tỷ USD để tài trợ cho quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch hơn và hạn chế thiệt hại về khí hậu do khí thải carbon gây ra.


Giáo hoàng Francis qua đời vào hôm nay, 21/4. Theo truyền thống, Giáo hoàng Francis sẽ được để tang trong 9 ngày.
Theo báo cáo năm 2024 của trang IQAir, Byrnihat vùng Meghalaya của Ấn Độ là nơi ô nhiễm nhất trên thế giới.
Lệnh ngừng bắn tạm thời vào dịp lễ Phục sinh đã kết thúc vào nửa đêm 20/4, theo giờ Moscow. Cả Nga và Ukraine hiện chưa đưa ra tuyên bố mới về khả năng gia hạn khiến tình hình chiến sự tiếp tục trở nên căng thẳng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét cắt thêm 1 tỷ đô la tiền tài trợ liên bang cho Đại học Harvard, lần này nhắm vào các chương trình nghiên cứu y tế.
Tòa thánh Vatican ngày 21/4 thông báo, Giáo hoàng Francis đã qua đời, thọ 88 tuổi.
Số lượng du khách nước ngoài hủy chuyến đến Mỹ đang tăng kỷ lục khi cuộc chiến thương mại dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục leo thang.
0