Bất cập trong quản lý vận hành chung cư

Nhà chung cư hiện đang phát triển với số lượng lớn tại Việt Nam, chỉ tính riêng tại TP.Hồ Chí Minh đã có hơn 1.400 khu nhà chung cư. Phải thừa nhận những khu nhà chung cư này đã góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và tạo điểm nhấn văn minh đô thị. Tuy nhiên, thời gian qua, đã có không ít những mâu thuẫn, bức xúc, thậm chí tranh chấp liên tục xảy ra trong quá trình vận hành loại nhà ở mới này.

Hơn một năm nay, chị Lưu Thị Thu Trang - cư dân chung cư 24AB (quận Bình Thạnh, TP.HCM) vẫn cần mẫn hàng ngày xách từng xô nước như thế này để sinh hoạt. Trao đổi với phóng viên bản tin Nhà đất và Đầu tư, chị Trang cho biết nhà chị bị cắt nước do chị không đóng phí bảo trì. Với lý do Ban Quản trị chung cư sử dụng quỹ bảo trì để thăm bệnh, quà tặng sinh nhật, viếng tang lễ, tổ chức Tết Trung thu, Tết Thiếu nhi, chi Tết Nguyên đán cho các nhân viên của ban quản lý,… nên gia đình chị đã bị BQT chung cư 24AB  khóa nước hơn một năm nay.

Dù đã được TAND Quận Bình Thạnh ra quyết định khẩn cấp tạm thời yêu cầu BQT chung cư 24AB phải mở nước nhưng BQT chống lại phán quyết của toà, coi thường pháp luật. Hiện gia đình chị Trang vẫn tiếp tục sống trong cảnh bị cắt nước, gia đình có con nhỏ khiến cuộc sống bị xáo trộn.

Bất cập trong quản lý vận hành chung cư

Cũng là cư dân sống ở chung cư này gần 20 năm, chị Trần Thị Thúy Hạnh - Thành viên BQT Chung cư 24ab, Quận Bình Thạnh, TP.HCM, Nhiệm kỳ 2023-2026 bày tỏ sự bức xúc khi BQT không minh bạch trong các khoản chi. Là thành viên BQT chung cư nhiệm kỳ mới 2023-2026 được cư dân bầu lên nhưng chị không được BQT nhiệm kỳ cũ bàn giao các hồ sơ liên quan cũng như quỹ bảo trì chung cư khiến mâu thuẫn nội bộ ngày càng gay gắt. Hầu hết cư dân ở chung cư này đều bất bình nhưng với tâm lý ngại va chạm nên đều chọn cách im lặng.

Việc tranh chấp liên quan sử dụng chi phí vận hành chung cư giữa cư dân và ban quản trị chung cư không phải là điều mới xảy ra gần đây. Theo một số chuyên gia, chung cư có quy mô nhỏ thì quỹ bảo trì chung cư có thể vài tỷ, còn với các chung cư hoặc cụm nhà chung cư, con số này lên đến vài trăm tỷ. Đây là số tiền rất lớn. Nếu không quản lý, thu chi minh bạch sẽ rất dễ phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp, thậm chí là sử dụng sai mục đích.

Trong Luật Nhà ở năm 2014 đã có quy định về việc chủ đầu tư phải bàn giao kinh phí bảo trì nhà chung cư cho Ban quản trị nhà chung cư, nếu không bàn giao thì sẽ cưỡng chế. Tuy nhiên Luật Nhà ở năm 2014 quy định còn chung chung, thiếu cơ sở để thực hiện nên thời gian qua, không chỉ ở thành phố Hồ Chí Minh mà nhiều tỉnh thành trên cả nước tình trạng  tranh chấp giữa cư dân (đại diện là Ban Quản trị) và chủ đầu tư vẫn xảy ra. Khi Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực vào ngày 1/1/2025 tới đây kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc này bằng các quy định trình tự chi tiết hơn về việc quản lý và cách thức cũng như thời hạn cụ thể về việc bàn giao kinh phí bảo trì, sẽ bảo đảm quyền lợi về nhà ở cho người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.

Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.

Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.

Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.

Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.