Băng tan ở Thụy Sĩ vượt mức trung bình năm 2024

Các sông băng ở Thụy Sĩ đã tan với tốc độ trên trung bình trong năm 2024, trong bối cảnh mùa hè nóng gay gắt vào tháng 8 vừa qua, làm tan chảy lượng tuyết lớn.

Đầu năm nay, các nhà nghiên cứu về sông băng vui mừng khi lượng tuyết rơi vào mùa đông và mùa xuân ở dãy Alps cao hơn mức trung bình, họ hy vọng điều này sẽ báo hiệu chấm dứt sự suy giảm mạnh diện tích sông băng trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, nhiệt độ trung bình vào tháng 8 cao hơn một vài độ so với mức đóng băng, ngay cả ở những khu vực rất cao và lạnh như trạm Jungfraujoch, nhiệt độ vẫn không đủ để giữ cho băng không tan chảy.

Các nhà khoa học đã đo được lượng băng tan chảy kỷ lục trên khắp cả nước trong tháng 8. Nhìn chung, họ cho biết các sông băng Thụy Sĩ đã mất 2,5% thể tích trong năm nay, cao hơn mức trung bình của thập kỷ qua.

Ông Matthias Huss, Giáo sư Băng học cho biết: "Nếu xu hướng mà chúng ta thấy trong năm nay tiếp tục, đây sẽ là một thảm họa đối với các sông băng Thụy Sĩ. Chúng gần như có thể biến mất hoàn toàn vào cuối thế kỷ. Vì vậy, chúng ta cần phải đảm bảo nhiệt độ không tăng nhanh như những năm gần đây hoặc ít nhất giữ cho nhiệt độ ổn định."

Giáo sư Matthias Huss cho biết thêm, một trong những yếu tố đẩy nhanh sự tan chảy băng trong năm nay là bụi từ sa mạc Sahara. Điều này còn khiến các tảng băng có màu nâu hoặc hồng. Bề mặt băng tối sẽ hấp thụ nhiều ánh sáng mặt trời hơn thay vì phản xạ lại, làm cho lượng ánh sáng mặt trời được hấp thụ vào băng nhiều hơn, tăng nhiệt độ của băng và dẫn đến tan chảy nhanh chóng.

Hơn một nửa số sông băng ở dãy Alps nằm ở Thụy Sĩ, nơi nhiệt độ đang tăng gấp đôi mức trung bình toàn cầu do biến đổi khí hậu. Nếu tình trạng này tiếp tục, các sông băng ở dãy Alps dự kiến sẽ mất hơn 80% khối lượng hiện tại vào năm 2100.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.

Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.

Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.

Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.

Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.