Áo dài truyền thống: Bao giờ trở thành 'quốc phục'?

Áo dài đã trở thành biểu tượng về bản sắc văn hóa của người Việt, là thói quen trong sử dụng trang phục của cả nam giới lẫn nữ giới người Việt, là niềm tự hào mỗi khi bạn bè quốc tế nhắc đến Việt Nam. Nhưng đến nay, vì nhiều lý do mà áo dài vẫn chưa thể trở thành Quốc phục và Việt Nam vẫn chưa chọn được Quốc phục nào vừa ý.

Cụ thể, đến thời điểm hiện tại, không rõ cấp nào, ai có thẩm quyền công nhận, phê duyệt chính thức văn bản hành chính về biểu tượng văn hóa của dân tộc, trong đó có quốc phục, quốc hoa Việt Nam.

Mặc dù không được chính thức xem là quốc phục của dân tộc nhưng áo dài được phụ nữ Việt thường xuyên sử dụng, mặc vào những dịp lễ, hội, sự kiện quan trọng. Dường như trong tâm thức của nhiều người, áo dài đã thực hiện chức năng như quốc phục Việt Nam cho phái nữ.

Mới đây, Tri thức dân gian - Tri thức may, mặc áo dài Huế - thành phố Huế đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Còn tại Hà Nội, cũng thường xuyên tổ chức những lễ hội áo dài rất hoành tráng, tôn vinh vẻ đẹp của áo dài và người phụ nữ Hà Nội.

Nếu hiểu bản sắc văn hóa dân tộc là dấu hiệu quan trọng để phân biệt giữa Việt Nam và các quốc gia khác, thì áo dài cũng là một biểu tượng văn hóa rõ ràng và cụ thể nhất về bản sắc văn hóa Việt Nam.

Với quan điểm "nên có quốc phục cho Việt Nam và áo dài từ lâu đã là một biểu tượng về văn hóa", nhiều nhà thiết kế thời trang từ lâu đã luôn dành tâm huyết cho các bộ sưu tập của mình gắn với hình ảnh hoa văn họa tiết đậm chất dân gian, truyền thống.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.

Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.

Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.