13 bang của Mỹ chuẩn bị kiện tỷ phú Elon Musk

Các tổng chưởng lý thuộc đảng Dân chủ ở một loạt bang của Mỹ tuyên bố sẽ đệ đơn kiện để ngăn chặn Bộ Hiệu quả Chính phủ do tỷ phú Elon Musk đứng đầu truy cập vào các hệ thống thanh toán liên bang chứa thông tin cá nhân nhạy cảm của người dân Mỹ.

Trong một tuyên bố chung, 13 tổng chưởng lý, trong đó có Tổng chưởng lý New York, nhấn mạnh rằng, ở nước Mỹ, không ai được đứng trên luật pháp và Tổng thống Trump không có quyền cung cấp thông tin cá nhân của người dân cho bất kỳ ai mà ông chọn, cũng như không thể cắt giảm các khoản thanh toán liên bang được Quốc hội chấp thuận. Theo các tổng chưởng lý này, họ đang hành động để bảo vệ hiến pháp Mỹ.

Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm người giàu nhất thế giới phụ trách nỗ lực thu hẹp quy mô của Chính phủ Mỹ. Nhiều quan chức chính phủ và công đoàn lao động đã bày tỏ quan ngại về sự tham gia của Bộ Hiệu quả chính phủ của ông Musk vào hệ thống thanh toán chính phủ liên bang, cho rằng điều này có thể gây ra rủi ro an ninh hoặc làm mất các khoản chi trả cho nhiều chương trình an sinh xã hội. Đảng Dân chủ Mỹ cũng chỉ trích nhiều hành động của vị tỷ phú công nghệ, trong đó có việc thu thập dữ liệu của người nộp thuế và chuẩn bị đóng cửa cơ quan viện trợ nhân đạo quốc tế hàng đầu của chính phủ.

Ông Greg Casar, Hạ nghị sĩ bang Texas, nói rằng: “Chúng ta ở đây để nói lên tiếng nói chung: hãy sa thải Elon Musk. Một tỷ phú không được bầu hiện có vẻ như có quyền lực vô hạn đối với dữ liệu cá nhân của người Mỹ và đối với tiền đóng thuế của người dân Mỹ”.

Trong diễn biến khác, Liên đoàn viên chức chính phủ lớn nhất của Mỹ và Hiệp hội công nhân dịch vụ đối ngoại Mỹ đã đệ đơn kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm đảo ngược quyết định giải thể Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID).

Cơ quan này đã trở thành mục tiêu trong chương trình tái cơ cấu chính phủ trên diện rộng do tỷ phú Elon Musk thực hiện. Chính quyền của ông Trump chỉ có kế hoạch giữ lại 294 nhân viên trong số hơn 10.000 nhân viên trên toàn thế giới của USAID.

Ngoài ra, ban hiệu quả chính phủ của ông Musk đã tìm cách ngăn chặn nguồn tiền rót cho USAID và sáp nhập cơ quan này với Bộ Ngoại giao Mỹ. Tuy nhiên, việc này cần được thông qua tại Quốc hội Mỹ vì USAID được thành lập và tài trợ hoạt động theo các luật vẫn có hiệu lực.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giáo hoàng Francis qua đời vào hôm nay, 21/4. Theo truyền thống, Giáo hoàng Francis sẽ được để tang trong 9 ngày.

Theo báo cáo năm 2024 của trang IQAir, Byrnihat vùng Meghalaya của Ấn Độ là nơi ô nhiễm nhất trên thế giới.

Lệnh ngừng bắn tạm thời vào dịp lễ Phục sinh đã kết thúc vào nửa đêm 20/4, theo giờ Moscow. Cả Nga và Ukraine hiện chưa đưa ra tuyên bố mới về khả năng gia hạn khiến tình hình chiến sự tiếp tục trở nên căng thẳng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét cắt thêm 1 tỷ đô la tiền tài trợ liên bang cho Đại học Harvard, lần này nhắm vào các chương trình nghiên cứu y tế.

Tòa thánh Vatican ngày 21/4 thông báo, Giáo hoàng Francis đã qua đời, thọ 88 tuổi.

Số lượng du khách nước ngoài hủy chuyến đến Mỹ đang tăng kỷ lục khi cuộc chiến thương mại dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục leo thang.