Vì sao Trump muốn giải cứu TikTok?

Năm 2020, ông Trump muốn cấm TikTok hoạt động tại Mỹ. 4 năm sau, tổng thống đắc cử đang tìm cách trì hoãn quyết định tương tự của người tiền nhiệm.

Ngay ở thời nhiệm kỳ cầm quyền đầu tiên, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không ít lần thể hiện tiền hậu bất nhất trong cả phát ngôn lẫn hành động. Hiện tại, khi chưa chính thức trở lại cầm quyền ở nước Mỹ, ông Trump lại yêu cầu Toà án tối cao Mỹ hoãn đưa ra phán quyết trong ngày 19/1 năm 2025, tức là chỉ một ngày trước khi ông Trump chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ, về việc cấm ứng dụng và đồng thời cũng còn là một mạng xã hội TikTok ở Mỹ.

Cách đây hơn bốn năm, đích thân ông Trump phát động cuộc tấn công nhằm vào TikTok. Và hiện tại, không phải ai khác chính ông Trump lại muốn giải cứu TikTok.

Trước đó, ông Trump cáo buộc TikTok thu thập và cung cấp dữ liệu về người sử dụng TikTok ở Mỹ để cung cấp cho chính quyền Trung Quốc, qua đó gây phương hại tới lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ và lợi ích của người dân ở Mỹ. TikTok thuộc sở hữu của tập đoàn ByeDance của Trung Quốc. Ông Trump buộc tập đoàn này phải chuyển quyền sở hữu TikTok sang cho một công ty của Mỹ, nếu không sẽ bị cấm trên thị trường Mỹ. Đạo luật về việc này đã được lưỡng viện lập pháp Mỹ thông qua và người kế nhiệm và sắp trở thành người tiền nhiệm của ông Trump là Tồng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden ký ban hành. Tập đoàn ByeDance khiếu nại lên Toà án tối cao Mỹ, lập luận đạo luật này vi phạm quyền tự do ngôn luận và báo chí ở Mỹ.

Tại sao ông Trump lại "sớm nắng chiều mưa" như vậy trong chuyện này? Ông Trump vốn nổi tiếng vì hay thay đổi quan điểm và thích quyết định ngẫu hứng. Trước đó, ông Trump "choảng TikTok" vì trên danh nghĩa là công kích TikTok nhưng trong thực chất lại là "đá đểu" Trung Quốc. Hiện tại, làm ra vẻ giải cứu TikTok đưa lại cho ông Trump nhiều cái lợi hơn hẳn dùng tấn công TikTok để công kích Trung Quốc. Đối với ông Trump, tung đòn nhằm vào Trung Quốc là việc không gấp gáp khi có hẳn 4 năm để làm.

Ông Trump đã phát hiện ra TikTok có lợi cho mình như thế nào? Với khoảng 14,7 triệu người theo dõi, ông Trump đã sử dụng TikTok rất hiệu quả trong cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ vừa rồi và người này có ý định tiếp tục tận dụng TikTok trong 4 năm cầm quyền sắp tới. Tạo dựng hình ảnh là người giải quyết vụ việc TikTok theo hướng vừa đảm bảo an ninh quốc gia, vừa để rất đông đảo dân Mỹ tiếp tục được sử dụng TikTok, ông Trump nhằm thể hiện sự khác biệt với ông Biden và muốn được công nhận là bảo vệ quyền tự do ngôn luận và báo chí cho dân Mỹ. Ngoài ra, ông Trump muốn gây dựng con "át chủ bài" mới cho quan hệ với Trung Quốc khi vừa có thể làm biểu hiện tranh thủ Trung Quốc vừa có thể gây sức ép với Trung Quốc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.

Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.

Nằm trong chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc các đối tác thương mại của Mỹ chịu thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10%. Cùng với nhiều quốc gia khác, hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump.

Quân đội Nga vừa hạ thêm ba bệ phóng MLRS M142 HIMARS được trang bị tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp cho Ukraine bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.

Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết việc nước này chậm chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine trong giai đoạn năm 2022 - 2023 không phải do lo ngại xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn cầu, mà là vì tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng loại khí tài này trong kho vũ khí của Mỹ.

Lực lượng vũ trang Iran đã tổ chức diễu binh trên phạm vi toàn quốc để kỷ niệm Ngày Quân đội vào ngày 18/4.