Ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực số trong dạy học
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chú trọng việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Một tiết lên lớp môn Công nghệ lớp 5, sử dụng điện thoại đã được cô giáo Dương Hương Nhung, Trường Tiểu học Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, thực hiện rất thành công với nhiều sự đổi mới, sáng tạo đưa những phần mềm vào bài học, phát triển năng lực số, giao tiếp số một cách hợp lý, hiệu quả trong dạy học môn công nghệ cho học sinh lớp 5. Giáo viên, khai thác sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học hiện đại, xây dựng giờ học thông minh, đem lại sự hào hứng, động lực học tập cho học sinh.
Cô giáo Dương Hương Nhung chia sẻ: “Điểm mới trong bài giảng mà tôi muốn mang đến đó chính là những kỹ năng an toàn khi sử dụng điện thoại. Thứ hai đó là việc sử dụng điện thoại đúng lúc, đúng chỗ và tiết kiệm chi phí. Thứ ba đó là liên quan đến các hoạt động thực hành của các con để sau bài học, các con sẽ biết cách sử dụng điện thoại an toàn".
Còn tiết học STEM lớp 2: Khối trụ, khối cầu tại Trường Tiểu học Đồng Nhân, dưới sự hướng dẫn tỉ mỉ, khéo léo của cô giáo, các em học sinh đã cùng nhau tự học, cùng khám phá những điểm giống và khác nhau giữa khối trụ và khối cầu. Hoạt động luyện tập được tổ chức thành trò chơi, học sinh được giao lưu, chia sẻ cách làm giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức.
Trong bối cảnh đổi mới toàn diện giáo dục, các trường học trên địa bàn quận Hai Bà Trưng tổ chức chuyên đề dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng như đẩy mạnh chuyển đổi số còn trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết để bước vào kỷ nguyên số.
Th.S Vũ Thị Ngọc Thúy - Giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho hay: “Nếu hoạt động được nhân rộng trong toàn thể học sinh thì đây là cơ hội rất tốt, cũng là nền tảng để học sinh chúng ta sau này phát triển hơn. Các con được tư duy, được rèn kỹ năng tư duy để phát hiện và giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Đúng với tinh thần của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đó là dạy học để phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh".
Có thể nói, những chuyên đề như thế đem lại hiệu quả cao, phát huy được năng lực phẩm chất, tính tích cực, chủ động, hợp tác của học sinh, phát triển năng lực nhận thức công nghệ, sử dụng công nghệ, giao tiếp công nghệ của học sinh chuyên đề có tính đổi mới, sáng tạo, có thể áp dụng và phổ biến cho giáo viên các trường.


Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.
Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.
0