Ukraine tuyên bố phát triển vũ khí lazer bắn hạ máy bay

Ukraine cho biết, họ đã phát triển một loại vũ khí laser có thể bắn hạ máy bay ở độ cao hơn 2 km.

Phát biểu tại một hội nghị thượng đỉnh quốc phòng ở Kyiv tuần này, Tư lệnh Lực lượng Hệ thống Không người lái của Ukraine, ông Vadym Sukharevskyi nói: “Hôm nay, chúng tôi đã có thể bắn hạ máy bay bằng vũ khí laser này ở độ cao hơn 2 km. Nó thực sự hiệu quả, nó thực sự tồn tại”, ông nói; đồng thời cho biết thêm rằng, Kiev đang tiếp tục cải thiện quy mô và khả năng của vũ khí mới.

Tư lệnh Lực lượng Hệ thống Không người lái của Ukraine Vadym Sukharevskyi công bố biểu tượng của Lực lượng UAV tại Kiev, ngày 11/6/2024.

Loại vũ khí mới được đặt tên là Tryzub, trong tiếng Ukraine có nghĩa là “đinh ba”, gợi nhắc đến biểu tượng quốc gia của Ukraine tượng trưng cho sự độc lập, sức mạnh và sự thống nhất.

Ông Sukharevskyi không cung cấp thêm bất kỳ thông tin chi tiết nào về vũ khí laser Tryzub. Đài CNN cho biết, họ không thể xác minh tuyên bố của ông Sukharevskyi. Tuy nhiên, các chuyên gia nói với CNN rằng, sự tồn tại của Tryzub là “khả thi”.

Ông Patrick Senft, một chuyên gia tại Armament Research Services, một công ty tư vấn tình báo kỹ thuật chuyên nghiên cứu về vũ khí nói với CNN rằng, mặc dù đến nay có rất ít thông tin về hệ thống Tryzub, nhưng “Ukraine hoàn toàn có thể phát triển một vũ khí năng lượng định hướng (DEW) có khả năng tiêu diệt một số mục tiêu trên không”.

“Điều này đặc biệt khả thi khi sử dụng laser hàn thương mại kết hợp với các công nghệ có sẵn khác”, ông Senft cho biết, đồng thời chỉ ra Hệ thống vũ khí laser (LaWS) của Hải quân Mỹ đã hoạt động ở phạm vi tương đương kể từ năm 2014.

Ông Senft giải thích rằng, vũ khí năng lượng định hướng bằng laser (DEW) đặc biệt hiệu quả đối với máy bay không người lái bay chậm, bay thấp do Nga triển khai, vì những máy bay không người lái này bao gồm các thành phần tương đối mỏng manh và dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt.

Các UAV bay thấp, như máy bay không người lái tấn công một chiều Shahed-136/Geran-2 có độ cao thấp và kiểu bay ổn định “khiến chúng đặc biệt dễ bị chiếu tia laser liên tục”, ông Senft cho biết.

Tuy nhiên, chuyên gia này cũng chỉ ra hai hạn chế chính của những vũ khí laze như Tryzub, liên quan đến tốc độ di chuyển của mục tiêu và cách tia laser mất năng lượng khi di chuyển xa hơn. Ông cho biết đối với các mục tiêu di chuyển nhanh hơn hoặc chịu nhiệt (như đạn pháo, tên lửa đạn đạo), việc vô hiệu hóa chúng sẽ khó hơn nhiều và đòi hỏi một hệ thống tiên tiến hơn.

Ông Fabien Hoffmann thuộc Dự án hạt nhân Oslo (ONP) cho biết, có một số thách thức kỹ thuật khi triển khai hệ thống laser hiệu quả để chống lại máy bay không người lái hoặc tên lửa. “Những thách thức này bao gồm việc khắc phục các vấn đề liên quan đến cường độ chùm tia laser và quá trình làm mát của hệ thống, sự hấp thụ và phản xạ của chùm tia laser trong khí quyển (ví dụ như do mây hoặc mưa) và một hiện tượng được gọi là 'bùng nổ nhiệt'. Ông cho biết hiện tượng bùng nổ nhiệt xảy ra khi chùm tia laser làm nóng không khí xung quanh, khiến không khí lan rộng ra, làm giảm công suất và hiệu quả gây sát thương mục tiêu”.

Ông Hoffmann cũng nói thêm rằng, “để đánh giá hiệu quả của vũ khí trong vai trò phòng thủ tên lửa, chúng ta cần xem nó hoạt động như thế nào trong thực tế”.

Đến nay, mới chỉ một số ít quốc gia trên thế giới được cho là sở hữu vũ khí laser, bao gồm Nga, Mỹ, Trung Quốc và Israel. Anh hiện cũng đang phát triển hệ thống vũ khí laser của riêng mình, được gọi là DragonFire, dự kiến ​​sẽ đi vào hoạt động vào năm 2027.

(Theo CNN)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thị trường chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ, đồng USD cũng sụt giảm trong phiên giao dịch sáng 21/4.

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance bắt đầu chuyến thăm Ấn Độ từ ngày 21/4. Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của ông kể từ khi nhậm chức.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 20/4 đã đề xuất Nga ngừng toàn bộ các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự trong thời gian ít nhất 30 ngày.

Số người thiệt mạng trong vụ không kích mới của Mỹ nhằm vào một khu chợ đông đúc ở thủ đô Sanaa (Yemen) vào tối 20/4 đã tăng lên 12 người, trong khi ít nhất 30 người khác bị thương.

Tiến trình đàm phán giữa Mỹ và Iran về giải pháp cho vấn đề chương trình hạt nhân của Iran đã tiến triển thuận lợi cho dù những gì đạt được mới chỉ là những bước đi dò dẫm ban đầu.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth vừa tiếp tục dính nghi vấn lộ kế hoạch mật liên quan tới các cuộc không kích nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen trong cuộc trò chuyện trên nhóm trò chuyện Signal.