Ukraine tưởng niệm 35 năm thảm họa Chernobyl

35 năm sau vụ tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử làm ô nhiễm phần lớn châu Âu, nhưng địa điểm này ngày nay thu hút khách du lịch và mong muốn được đăng ký trở thành một Di sản được Unesco công nhận.
Vào ngày 26 tháng 4 năm 1986, lúc 1h 23 phút sáng, lò phản ứng số 4 tại nhà máy Chernobyl, nằm cách Kiev khoảng 100 km, phát nổ trong một cuộc thử nghiệm. Theo ước tính, trong mười ngày, nhiên liệu hạt nhân bị đốt cháy, giải phóng các nguyên tố phóng xạ vào bầu khí quyển gây ô nhiễm tới 3/4 diện tích châu Âu, đặc biệt là Ukraine, Belarus và Nga, sau đó là đến các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.
Tổng cộng 116.000 người đã phải sơ tán vào năm 1986 khỏi khu vực xung quanh nhà máy, nơi hầu như không có người ở cho đến ngày nay.
Trong những năm tiếp theo, 230.000 người khác cũng phải sơ tán. Trong 4 năm, khoảng 600.000 người được điều động đến hiện trường vụ tai nạn để dập tắt đám cháy, xây lớp láng bê tông để cách nhiệt lò phản ứng bị hư hỏng và dọn dẹp các khu vực xung quanh.
Ngày nay, thiệt hại về người của thảm họa vẫn còn đang được tranh luận. Ủy ban khoa học của Liên Hợp Quốc (Unscear) chính thức công nhận chỉ khoảng 30 trường hợp tử vong trong số các nhân viên vận hành và nhân viên cứu hỏa thiệt mạng do bức xạ cấp tính ngay sau vụ nổ.


Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.
Các buổi lễ Phục sinh trên khắp Ukraine đã diễn ra ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ngừng bắn tạm thời cho đến nửa đêm Chủ Nhật ngày 21/4 (theo giờ Moscow).
Tân Thủ tướng Đức tương lai Friedrich Merz tuyên bố sẽ đưa nền kinh tế Đức trở nên mạnh mẽ hơn, thông qua các khoản đầu tư mới và cắt giảm thuế.
0