Ukraine kí thỏa thuận an ninh với Pháp và Đức
Sau cuộc gặp với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Paris, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố hai nước đã ký một thỏa thuận an ninh song phương, trong đó Paris cam kết sẽ cung cấp thêm vũ khí, huấn luyện binh lính và gửi viện trợ quân sự lên tới 3 tỷ euro (3.24 tỉ USD) cho Kiev trong năm nay. Tổng thống Pháp cho biết ông sẽ đến thăm Ukraine trong tháng 3 tới.

Trước đó, tại Berlin, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ký thỏa thuận an ninh song phương nhân chuyến thăm Đức của Tổng thống Zelensky.

Thỏa thuận giữa Đức và Ukraine dựa trên khuôn khổ một thỏa thuận khác giữa Anh và Ukraine ký hồi tháng 1 năm nay. Theo đó, Đức sẽ tiếp tục giúp Ukraine phòng vệ trong thời gian cần thiết và cung cấp hỗ trợ quân sự lâu dài để khôi phục hoàn toàn sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, đồng thời ký một thỏa thuận an ninh giữa hai nước kéo dài trong vòng 10 năm, Đức cam kết sẽ hỗ trợ quân sự cho Ukraine, đồng thời trừng phạt Nga, kiểm soát lượng xuất khẩu và đảm bảo toàn bộ tài sản của Nga bị phong tỏa. Ngoài ra, Berlin cũng chuẩn bị gói hỗ trợ quân sự bổ sung trị giá 1,13 tỉ Euro (1,22 tỉ USD), tập trung vào phòng không và pháo binh.
Gói hỗ trợ bao gồm các điều khoản cung cấp 120.000 viên đạn pháo cỡ nòng 122mm, 100 tên lửa IRIS-T SLS được giao trong năm nay, cũng như hệ thống phòng không SkyNext thứ hai dự kiến được giao trong năm 2025.
Đức là nước phương Tây ủng hộ Ukraine lớn thứ hai, chỉ sau Mỹ. Cho đến nay, Berlin đã hỗ trợ Kiev 22 tỷ euro (23,7 tỷ USD), bao gồm 17,7 tỷ euro viện trợ quân sự, theo số liệu do Viện Kinh tế Thế giới Kiel tổng hợp. Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết khi tính cả viện trợ được chuyển qua EU, Đức đã chuyển tổng cộng 28 tỷ euro cho Ukraine.
Hồi đầu năm 2024, Anh đã ký thỏa thuận an ninh song phương với Ukraine, cam kết đảm bảo hỗ trợ cho đến khi Ukraine đạt được mục tiêu gia nhập liên minh quân sự NATO.
Tổng thống Zelensky dự kiến có bài phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich vào ngày 17/2, cùng một số cuộc gặp song phương bên lề hội nghị, trong đó có cuộc gặp với Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris.
(Tổng hợp)


Giáo hoàng Francis qua đời vào hôm nay, 21/4. Theo truyền thống, Giáo hoàng Francis sẽ được để tang trong 9 ngày.
Theo báo cáo năm 2024 của trang IQAir, Byrnihat vùng Meghalaya của Ấn Độ là nơi ô nhiễm nhất trên thế giới.
Lệnh ngừng bắn tạm thời vào dịp lễ Phục sinh đã kết thúc vào nửa đêm 20/4, theo giờ Moscow. Cả Nga và Ukraine hiện chưa đưa ra tuyên bố mới về khả năng gia hạn khiến tình hình chiến sự tiếp tục trở nên căng thẳng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét cắt thêm 1 tỷ đô la tiền tài trợ liên bang cho Đại học Harvard, lần này nhắm vào các chương trình nghiên cứu y tế.
Tòa thánh Vatican ngày 21/4 thông báo, Giáo hoàng Francis đã qua đời, thọ 88 tuổi.
Số lượng du khách nước ngoài hủy chuyến đến Mỹ đang tăng kỷ lục khi cuộc chiến thương mại dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục leo thang.
0