UAE nắng nóng kỷ lục, chạm ngưỡng hơn 51 độ C
UAE, quốc gia chủ trì Hội nghị khí hậu COP28 năm 2023, vừa trải qua tháng Tư nóng kỷ lục với nhiệt độ trung bình ban ngày đạt 42,6 độ C.
UAE bắt đầu lưu trữ dữ liệu khí tượng từ năm 2003. Đây là một quốc gia sa mạc và cũng là một trong những nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới, nằm trong khu vực nóng nhất hành tinh và đặc biệt dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu.
Theo Trung tâm Khí tượng Quốc gia UAE, nhiệt độ cao nhất trong ngày 24/5 được ghi nhận tại khu vực Sweihan (Al Ain) lúc 13h45 (theo giờ địa phương) là 51,6 độ C. Mức nhiệt này chỉ kém kỷ lục tuyệt đối của UAE – 52 độ C được ghi nhận trên đảo Al Yasat (Abu Dhabi), vào năm 2010, đúng 0,4 độ C. Cơ quan khí tượng cho biết nhiệt độ 51,6 độ C tại Sweihan, cách Thủ đô Abu Dhabi khoảng 97km về phía Tây, cùng mức nhiệt 50,4 độ C ghi nhận tại Thủ đô một ngày trước đó, đã vượt qua kỷ lục tháng 5 trước đó là 50,2 độ C, được ghi nhận vào năm 2009.

Tại Dubai trong ngày 24/5, nhiệt độ cũng ở mức giữa 40 độ C, khiến nhiều tài xế than phiền điều hòa ô tô hoạt động không hiệu quả. Không ít người tỏ ra bất ngờ vì mức nắng nóng cực đoan xuất hiện quá sớm trong năm. Dù thời tiết oi bức, nhiều người dân Dubai vẫn ra đường, một số trang bị dù che nắng, trong khi các quầy bán nước và tiệm nước ép trái cây địa phương chứng kiến lượng khách tăng đáng kể.
Các nhà khoa học khẳng định rằng, sóng nhiệt lặp đi lặp lại là một dấu hiệu rõ ràng của hiện tượng ấm lên toàn cầu và các đợt nắng nóng này dự báo sẽ xuất hiện với tần suất cao hơn, kéo dài hơn và dữ dội hơn. Số ngày nắng nóng cực đoan trên toàn cầu đã gần như tăng gấp đôi trong vòng ba thập kỷ qua.
Người lao động ngoài trời tại các quốc gia Ả Rập đang đối mặt với một trong những mức độ phơi nhiễm nhiệt nghiêm trọng nhất thế giới. Theo báo cáo năm 2024 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), 83,6% lao động trong khu vực phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ nhiệt độ cao trong khi làm việc. Những rủi ro do khí hậu nóng lên từng được thể hiện rõ ràng vào tháng 6 năm ngoái, khi hơn 1.300 người tử vong trong lúc hành hương về thánh địa Mecca ở Saudi Arabia, hầu hết là người hành hương không có giấy phép, phải ở ngoài trời trong thời gian dài.
Một nghiên cứu năm 2022 của tổ chức Greenpeace cũng cảnh báo rằng Trung Đông, bao gồm UAE, đang đối mặt với nguy cơ cao về khan hiếm nước và lương thực, cũng như các đợt sóng nhiệt nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Nghiên cứu cho thấy khu vực này đang ấm lên với tốc độ gần gấp đôi trung bình toàn cầu, khiến nguồn cung cấp lương thực và nước trở nên “cực kỳ dễ tổn thương” trước tác động khí hậu.


Các nhà lập pháp từ châu Âu và Ả Rập đã nhóm họp để thảo luận về cuộc chiến tại Dải Gaza, trong ngày Chủ nhật (25/5) ở Madrid, Tây Ban Nha.
Nhật Bản đang nỗ lực thúc đẩy các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, với mục tiêu đạt được tiến triển cụ thể tại Hội nghị G7 diễn ra tại tỉnh Alberta, Canada vào tháng 6 tới.
Các thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thông qua một thỏa thuận nhằm nâng cao khả năng chuẩn bị ứng phó với các đại dịch trong tương lai, sau ba năm đàm phán.
Cuộc trao đổi tù nhân quy mô lớn theo công thức "1.000 đổi 1.000" giữa Nga và Ukraine đã hoàn tất, dựa trên thỏa thuận đạt được tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ hôm 16/5.
Tổng thống Vladimir Putin khẳng định Nga duy trì vị trí trong top 5 nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, được thị trường quốc tế đánh giá cao.
Cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden xuất hiện công khai vào ngày 23/5 (giờ địa phương) sau khi xác nhận mắc ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối.
0