Tỷ lệ chọi chuyên THPT khối xã hội 'hạ nhiệt'
Lý do tỷ lệ chọi năm 2024 giảm 0,8 so với năm 2023 do giảm 34 chỉ tiêu chất lượng cao.
Để giảm tải áp lực thi năm nay, điểm mới là các thí sinh dự thi vào trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chỉ thi một môn chuyên (Văn, Sử, Địa) trong một buổi duy nhất thay vì thi 4 môn như các năm trước. Điều này khiến nhiều thí sinh thấy tự tin vì có thời gian tập trung ôn luyện vào môn thế mạnh.

Đề thi năm nay được các thí sinh nhận định có thể làm được điểm khá từ 7-8 điểm. Nhưng những câu ghi điểm sàng lọc những thí sinh xuất sắc nhất đạt thang điểm 9-10 cần thí sinh ngoài nắm chắc kiến thức chuyên ngành, cần thêm tư duy liên hệ với phần thi nghị luận xã hội của môn Ngữ văn.
Trong đề thi chuyên Sử năm nay, các thí sinh bám theo sự kiện 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ cũng dành trọn 2,5 điểm với sự am hiểu về mốc thời gian, mục tiêu, kết quả của Chiến dịch Điện Biên phủ 1954.
Dù có giảm nhẹ tỷ lệ chọi so với năm ngoái, cuộc cạnh tranh giành suất vào các trường chuyên THPT cũng trở nên căng thẳng hơn khi 26 phòng thi chỉ có hai thí sinh đỗ, các thí sinh phải đạt điểm trung bình ở thang điểm 9 để giành lấy suất học vào các trường THPT chuyên tại Hà Nội.
Dự kiến, học sinh phạm lỗi sẽ chỉ nhận hình thức kỷ luật cao nhất là viết bản kiểm điểm, bỏ các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo trước toàn trường và đuổi học.
Tại các đảng bộ trường đại học, cao đẳng trực thuộc Đảng bộ khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội, công tác xây dựng Đảng ngày càng được nâng cao; việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị ngày càng được thực hiện hiệu quả.
Tổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, THCS tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên.
Xây dựng các chương trình đào tạo mới, đón đầu yêu cầu phát triển kinh tế xanh, kinh tế số và thích ứng biến đổi khí hậu là nhiệm vụ trọng tâm được lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường giao cho Trường Đại học Thủy Lợi.
Phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng chia sẻ trách nhiệm” là giải pháp của ngành Giáo dục Thủ đô nhằm khắc phục sự chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các trường vùng ngoại thành và nội thành.
Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng nhà giáo nhằm giải quyết những bất cập trong sử dụng và quản lý đội ngũ nhà giáo trong thời gian qua.
0