Từ 1/7, những lao động nào sẽ được tăng lương hai lần?

Nhiều người lao động sẽ được tăng lương tối thiểu vùng và tăng lương do chuyển vùng từ 410.000 đồng đến 550.000 đồng nếu dự thảo Nghị định về mức lương tối thiểu được thông qua.

Lương tối thiểu vùng có thể được tăng thêm từ 200-280 nghìn đồng/tháng

Theo khoản 1 Điều 3 dự thảo Nghị định về mức lương tối thiểu vùng của người lao động làm việc theo hợp đồng, mức lương tối thiểu vùng của người lao động dự kiến sẽ tăng từ 200.000 - 280.000 đồng/tháng, tương đương với mức tăng thêm 6% so với hiện hành.

Bộ LĐTB&XH vừa đề xuất dự thảo Nghị định điều chỉnh một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng.

Do đó, khi mức lương tối thiểu vùng tăng theo đề xuất tại dự thảo nêu trên kéo theo mức lương tối thiểu vùng  áp dụng với người lao động cũng tăng theo. Tuy nhiên, với những người lao động lương cao hơn lương tối thiểu vùng thì còn dựa vào sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động.

Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng đang được đề cập đến tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP với mức thấp nhất ở vùng I là 3,25 triệu đồng/tháng và mức cao nhất là 4,68 triệu đồng/tháng. Do đó, Bộ LĐTB&XH đã đề xuất Chính phủ điều chỉnh các mức lương như sau:

Mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng:

Vùng I là: 4.960.000 đồng/tháng;

Vùng II là: 4.410.000 đồng/tháng;

Vùng III là: 3.860.000 đồng/tháng;

Vùng IV là: 3.450.000 đồng/tháng.

Mức lương tối thiểu theo giờ cũng được điều chỉnh tăng theo 4 vùng:

Vùng I là: 23.800 đồng/giờ;

Vùng II là: 21.200 đồng/giờ;

Vùng III là: 18.600 đồng/giờ;

Vùng IV là: 16.600 đồng/giờ.

Như vậy, có thể thấy mức lương tối thiểu (theo tháng hoặc theo giờ) đều tăng so với mức lương tối thiểu giờ hiện nay. Và mức tăng dự kiến dao động từ 200.000 - 280.000 đồng/tháng hoặc 1.000 - 1.300 đồng/giờ, cao hơn khoảng 2% so với mức sống tối thiểu của người lao động đến hết năm 2024 để cải thiện cho người lao động; dự kiến cơ bản bảo đảm mức sống tối thiểu năm 2025.

Mức lương tối thiểu vùng mới chính thức được áp dụng đem lại nhiều lợi ích cho người lao động. Ảnh: Quochoi

Tăng lương thêm nếu thông qua việc chuyển địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng

Theo Bộ LĐTB&XH, việc điều chỉnh vùng của các địa phương nhằm tạo sự cân đối hợp lý về giá nhân công giữa các địa bàn lân cận, do các địa bàn có sự phát triển hơn về thị trường lao động, hình thành các khu, cụm công nghiệp, điều kiện cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể, giáp với các địa bàn khác có mức lương tối thiểu cao hơn.

Cùng với việc đề xuất tăng lương tối thiểu, Bộ LĐTB&XH điều chỉnh địa bàn áp dụng theo đề nghị của UBND cấp tỉnh. Cụ thể:

- Điều chỉnh từ vùng II lên vùng I đối với: thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều, TP Uông Bí, TP Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh.

- Điều chỉnh từ vùng III lên vùng II đối với: TP Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình, TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, thị xã Bỉm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa; thị xã Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hòa; TP Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng.

- Điều chỉnh từ vùng IV lên vùng III đối với: huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải thuộc tỉnh Thái Bình; các huyện Triệu Sơn, Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Hà Trung, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hóa, Nông Cống thuộc tỉnh Thanh Hóa; huyện Ninh Phước thuộc tỉnh Ninh Thuận.

Việc điều chỉnh vùng của các địa phương đồng nghĩa với từ ngày 1/7/2024 sẽ có nhiều người lao động được tăng lương tối thiểu vùng và tăng lương do chuyển vùng. Cụ thể, người lao động vùng IV chuyển sang vùng III được tăng lương 410.000 đồng; người lao động vùng III chuyển sang vùng II được tăng lương 550.000 đồng; người lao động vùng II chuyển sang vùng I được tăng lương 550.000 đồng./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường.

Theo đoạn clip từ camera nhà dân trên đường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi lại, trong lúc chơi bóng trên vỉa hè, một cháu bé đã vô tình để quả bóng lăn ra lòng đường gây tai nạn nghiêm trọng cho người đi đường.

Tại những thành phố lớn như Hà Nội, lượng phương tiện đông, nên việc các xe tùy tiện "điền vào chỗ trống", đi sai làn đường là điều không hiếm gặp trên đường.

Hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa vào rạng sáng 20/4 để đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam.

Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành Đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu vượt qua nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6. Với quy mô 4 làn xe, dài gần 900m, cầu vượt thép được xây dựng theo hướng đường Lê Trọng Tấn - đường Văn Khê. Tổng mức đầu tư dự kiến là gần 880 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2026-2028.