Truyền thông thế giới phản ứng về lễ nhậm chức của Putin
Lễ nhậm chức chính thức đánh dấu sự khởi đầu của một nhiệm kỳ 6 năm nữa của Putin, người đã giành được 87,28% số phiếu bầu trong cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 3. Sau lễ nhậm chức, chính phủ hiện tại của Nga sẽ từ chức và chính phủ mới sẽ bắt đầu hoạt động với sự chấp thuận của quốc hội nước này theo các sửa đổi hiến pháp được đưa ra vào năm 2020.

Trong khi Mỹ, Đức và nhiều nước từ chối tham dự buổi lễ nhậm chức của ông Putin thì Pháp và một số quốc gia EU khác vẫn cử đặc phái viên đến bất chấp lời cầu xin của Kiev. Quan hệ Pháp - Nga đã xấu đi trong những tháng gần đây khi Paris tăng cường hỗ trợ cho Ukraine. Quyết định của Paris cho thấy sự chia rẽ tiềm ẩn có thể xảy ra trong phe phương Tây với một số quốc gia, bao gồm cả các nước vùng Baltic, vốn phản đối việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Chúng tôi không có đại diện tại lễ nhậm chức của ông Putin. Chúng tôi chắc chắn không coi cuộc bầu cử đó là tự do và công bằng nhưng ông ấy là Tổng thống Nga và ông ta sẽ tiếp tục giữ chức vụ đó.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller.
Trong khi đó, Anh và Canada cũng không cử bất kỳ ai tham dự buổi lễ. Về phía Ukraine, Bộ Ngoại giao Ukraine tuyên bố: "Ukraine thấy không có cơ sở pháp lý nào để công nhận ông Putin là Tổng thống hợp pháp và được bầu cử dân chủ của Liên bang Nga".

Tờ Washington Post đăng bài viết: “Dưới thời Putin, một nước Nga quân sự hóa mới nổi lên thách thức Mỹ và phương Tây”. Theo tiêu chuẩn tuyên truyền của phương Tây, tác giả bài báo cáo buộc Nga là “chủ nghĩa toàn trị”, nhưng ấn phẩm không thể hạ thấp vai trò của Moscow trong việc thay đổi trật tự thế giới.
Ngược lại, ở một số đất nước Đông Nam Á đều ca ngợi sự tài ba của người đứng đầu nước Nga.

Nhà phân tích chính trị, quân sự và tình báo Indonesia Bakri Rahakundini Connie nói với kênh RIA Novosti rằng lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chứng tỏ sức mạnh của Nga với tư cách là một quốc gia độc lập và tự chủ.
Điều này trở nên như vậy nhờ sự lãnh đạo của một nguyên thủ quốc gia, người thực sự hiểu người dân của mình muốn gì và người dân Nga nên đạt được điều gì trên trường khu vực và thế giới.
Nhà phân tích chính trị, quân sự và tình báo Indonesia Bakri Rahakundini Connie.
Bà Connie nói thêm rằng những phẩm chất mà Tổng thống Putin sở hữu với tư cách là một nhà lãnh đạo và được “người dân Nga cũng như người dân trên thế giới ngưỡng mộ, bao gồm cả Indonesia”, là cam kết của ông đối với sự liêm chính, phát triển bền vững của đất nước và trách nhiệm.
Nhà phân tích kết luận: “Mọi thứ đều cho thấy ông ấy là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa”.


Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết đã chỉ thị quân đội gia tăng sức ép lên Hamas, sau khi lực lượng này từ chối đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel và yêu cầu một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh để đổi lấy con tin.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/4 thông báo, Moscow và Kiev đã tiến hành một cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn, trong đó mỗi bên trao trả 246 người bị bắt giữ.
Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.
Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.
Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết việc nước này chậm chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine trong giai đoạn năm 2022 - 2023 không phải do lo ngại xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn cầu, mà là vì tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng loại khí tài này trong kho vũ khí của Mỹ.
0