Truyện ngắn "Chiều trưa tắt nắng"

Câu chuyện xoay quanh thân phận phụ nữ cả một đời đắm đuối lo cho mẹ, cho em. Cả đến khi, bản thân bị phụ bạc, ruồng bỏ nhưng vẫn sẵn sàng tha thứ. Con người có tấm lòng nhân hậu sẽ gặp được người tốt. Đó như là quy luật của cuộc đời. Trên đường đời muôn vàn vất vả, người phụ nữ ấy đã gặp người tốt, dang tay giúp đỡ chị.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ thuở còn thơ, những đứa trẻ con ông Nguyễn Sinh Sắc không chỉ lớn lên bằng từng con chữ, mà còn được nuôi dưỡng bởi những câu chuyện, từng lời dạy đầy ẩn ý và nhân nghĩa của cha. Phần hai của tiểu thuyết "Cha và Con" sẽ mở ra một bức tranh ấm cúng của tình thân và cũng đầy khát vọng về con đường cứu nước.

Với tiểu thuyết "Cha và Con", nhà văn Hồ Phương đã đi vào một góc độ hoàn toàn mới về Bác Hồ. Nhà văn đã thể hiện được con người vừa giản dị, vừa vĩ đại của Bác mà lại không bị trùng lặp trong phong cách, lối dẫn dắt với các tác giả khác.

Chiến tranh không chỉ là tiếng súng và khói lửa mà còn là những lặng im trong tâm khảm người lính, nơi ký ức, nỗi đau tình thương dồn nén qua năm tháng. Sau chiến dịch, trung đoàn của Kinh tiến về vùng trung du và đó cũng là lúc ông có dịp trở lại mái nhà xưa, nơi người con trai nhỏ nay đã không còn.

Đơn vị chiến đấu mới thành lập mang tên Chi đoàn Đồi không tên gồm những đoàn viên từ nhiều đơn vị khác nhau dưới sự chỉ huy của các chiến sĩ như Cận, Hoạt. Họ giữ vững tinh thần chiến đấu bất chấp những trận oanh tạc dữ dội và lời kêu gọi hàng ngũ từ phía địch. Trong những giây phút ác liệt ấy, sự gan dạ phối hợp nhịp nhàng, khả năng phản công nhanh chóng của tiểu đội đã khiến địch thiệt hại nặng nề.

Giữa lòng chiến trường Khe Sanh khốc liệt, hai con người, hai người cha - ông Phang và Chính ủy Kinh tình cờ gặp lại nhau. Một người lặng lẽ nhịn đau, một người âm thầm chia sẻ. Trong đêm trăng lạnh, khi chiến hào còn đầy tiếng súng, cuộc trò chuyện giữa họ hé lộ một góc nhìn khác về chiến tranh, không phải chỉ là bom đạn mà còn là những vết thương không máu chảy giữa tình thân nghĩa nước và lòng người.

Cụ Phang, một người cha gầy gò nhưng rắn rỏi, người cán bộ tận tụy giữa vùng giải phóng, nhưng đâu ai ngờ rằng trong lòng ông lại có một nỗi đau âm ỉ khó gọi tên - đó là đứa con trai duy nhất của ông đi lính cho Mỹ. Cụ Phang mang ý định giết đứa con phản bội như một cách tự trừng phạt mình.