Trường hợp được rời hiện trường sau khi gây tai nạn
Tại khoản 1 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm: dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Người gây tai nạn giao thông chỉ được rời khỏi hiện trường trong trường hợp sau:
- Người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu
- Tài xế đưa nạn nhân đi cấp cứu
- Tài xế cảm thấy bị đe dọa đến tính mạng. Trường hợp này thường xuyên xảy ra trên thực tế, khi người điều khiển phương tiện gây tai nạn thường bị người nhà nạn nhân hoặc những người dân xung quanh hành hung mà không tìm hiểu rõ nguyên nhân.
Khi rơi vào các trường hợp trên tài xế gây tai nạn có thể rời khỏi hiện trường, nhưng phải tới trình báo tại trụ sở công an gần nhất. Lưu ý, việc rời khỏi hiện trường khác với việc bỏ trốn, nếu người gây tai nạn giao thông để lại xe và rời khỏi hiện trường, sau đó đến trình diện tại cơ quan công an thì không bị coi là bỏ trốn.


Cơ quan cảnh sát điều tra đang củng cố hồ sơ để khởi tố thêm một số tội danh đối với Bùi Đình Khánh, nghi phạm chính trong nhóm tội phạm ma túy đã nổ súng khiến thiếu tá cảnh sát hi sinh.
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã ra lệnh bắt tạm giam hai đối tượng để điều tra về hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng bị tòa án đưa ra xét xử trong vụ án khiến Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thiệt hại hơn 1.000 tỉ đồng.
Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ ô tô đầu kéo bốc cháy trên đường Khuất Duy Tiến, Hà Nội vào tối 20/4.
Hiện nay, không ít người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đã bị các trang mạo danh để lừa đảo bán hàng nhằm trục lợi.
Trưa 20/4, đại diện Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an Hà Nội cho biết khoảng 10h21 phút cùng ngày, tại khu vực trước cửa nhà dân trong ngõ 42 Vũ Ngọc Phan, phường Láng Hạ đã xảy ra vụ cháy ô tô.
0