Trước tin đồn lan truyền về "dịch nôn, tiêu chảy": Phụ huynh không nên hoang mang
Trên một diễn đàn mạng xã hội, chị H.T. chia sẻ: "Gần đây rất nhiều trẻ có triệu chứng tiêu chảy, nôn. Hơn nữa các bạn trong lớp con tôi cũng có triệu chứng này. Không biết do dịch tiêu chảy hay ngộ độc thức ăn. Sang tuần, phải cho con nghỉ học để theo dõi".
Bé gái 4 tuổi (trú tại Vĩnh Phúc) đột ngột bị tiêu chảy, nôn, sốt, đi ngoài không dứt. Thấy có triệu chứng, gia đình cho trẻ đi khám và nhập viện ở tuyến dưới, sau đó được chuyển lên Bệnh viện Nhi trung ương điều trị. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn.

Theo báo Tuổi trẻ, tại Bệnh viện Nhi trung ương, những ngày qua ghi nhận số trẻ đến khám và điều trị các bệnh về tiêu hóa gia tăng. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Việt Hà - trưởng khoa tiêu hóa bệnh viện, mỗi ngày khoa tiêu hóa tiếp nhận khoảng 200 trẻ đến thăm khám các vấn đề về tiêu hóa. Trong đó có khoảng 10-20 trẻ có triệu chứng nôn, tiêu chảy. Thời điểm giao mùa, bắt đầu vào mùa hè dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn liên quan đến tiêu hóa. So với hằng năm, con số này không tăng đột biến.
Tại khoa nhi, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông khám 10-30 trẻ mỗi ngày, 40 bệnh nhi đang điều trị nội trú. Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cũng tiếp nhận hàng chục bé mắc bệnh về tiêu hóa, ăn uống kém, rối loạn điện giải, hạ đường huyết...
Đồng thời, cũng trong thời gian này, trên một trang cá nhân đã đưa nội dung mang tính cảnh báo có tới hơn 2.800 lượt chia sẻ, trong đó đa số bình luận bày tỏ lo lắng:" Đang có dịch trẻ nôn rất nhiều kèm có thể tiêu chảy hoặc không! Đa phần siêu âm bụng phản ảnh tình trạng rối loạn tiêu hóa! Thường trẻ nôn trong khoảng 8-12h sau giảm và hết. Tác nhân vẫn là ẩn số! P/S: siêu âm bụng và bù nước".
Thông tin trên được lan truyền mạnh mẽ trên MXH đã khiến nhiều người hoang mang, sợ hãi. Không ít người chỉ đọc lướt nội dung và chỉ tập trung vào nội dung "Tác nhân vẫn là ẩn số", nhiều bình luận trong số khoảng 4.000 bình luận đã tỏ ra lo lắng và kể chuyện hàng xóm nhà em có con cũng bị hoặc nhiều nơi bị quá... hoặc tag người nhà, người quen vào để "cảnh báo".

Cha mẹ không nên hoang mang, sợ hãi
Liên quan đến thông tin này, báo Sức khoẻ và Đời sống dẫn đăng ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nhi, Đỗ Xuân Hưng ở Hưng Yên cho biết, hiện nay có rất nhiều bà mẹ, nhất là các bà mẹ trẻ chia sẻ về "dịch nôn" nhưng thực tế không ghi nhận dịch nôn nào cả.
Theo ThS.BS Đỗ Xuân Hưng, những trẻ nôn nhiều nếu được chẩn đoán là viêm dạ dày ruột cấp thì cha mẹ không nên căng thẳng quá mức. Khi mẹ cho con đi khám được chẩn đoán, có gọi là : viêm dạ dày ruột cấp, cúm dạ dày, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp virus… phải hiểu bản chất đó là 1 chứng viêm ruột do virus, ví dụ như Rota hay Adeno.
Đặc trưng của viêm ruột do virus là nôn ói trước, tiêu lỏng sau (một số trẻ không tiêu chảy ). Bệnh chỉ điều trị 5-7 ngày, đồng thời cho trẻ bù nước oresol, thêm men vi sinh và kẽm. Lưu ý, khi bé đột ngột nôn ói nhiều thì nguy hiểm nhất là bệnh lồng ruột nhưng nếu qua siêu âm chẩn đoán không thấy dấu hiệu thì có thể yên tâm.
Chính sự lan truyền tin đồn rộng rãi trên mạng xã hội đã gây tâm lý hoang mang bất ổn với cả những bậc cha mẹ mà con vẫn khỏe.
Theo ThS. BS Trương Văn Quý - Trưởng khoa Nội Nhi tổng hợp, Bệnh viện E, trong các trường hợp trẻ nhập viện gần đây chủ yếu có biểu hiện nôn là chính, một số trẻ có xuất hiện đau bụng kèm theo sốt.
Đối với những trường hợp này khi nhập viện, các bác sĩ sẽ khám lâm sàng cẩn thận và chủ yếu chỉ định điều trị triệu chứng là chính như: truyền dịch, bù nước và điện giải, khoảng 1-2 ngày trẻ sẽ ổn và có thể xuất viện.
Các bác sĩ cũng chỉ định một số xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán xác định các bệnh lý liên quan do virus. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp trẻ nhập viện trong tình trạng không quá nặng, chỉ ở mức độ có nôn, một số trường hợp đau bụng kèm theo sốt hoặc tiêu chảy… Do vậy khi được điều trị, trẻ thường đáp ứng nhanh và 1-2 ngày là có thể xuất viện.
Chia sẻ trên VnExpress, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Việt Hà, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho rằng tình trạng nhiều trẻ mắc bệnh tiêu hóa phải nhập viện như trên là không bất thường. Hiện bắt đầu vào mùa hè, thời tiết nắng nóng khiến thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn, các loài côn trùng như ruồi, muỗi, gián, kiến... sinh sôi làm lây lan mầm bệnh. Do đó, mùa hè cũng là mùa trẻ dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa.
Bác sĩ Trần Thị Cườm, Phó trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cũng cho biết là nhiều phụ huynh lo ngại trẻ mắc bệnh truyền nhiễm nên đổ xô đưa vào viện khám tạo cảm giác là số bệnh nhân tăng. Trên thực tế, bệnh đường tiêu hóa thường xảy ra vào mùa hè - môi trường sống thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
Trong bối cảnh hơn 20 nước xuất hiện các ca viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân, nhiều gia đình lo lắng con trẻ mắc bệnh này nên đưa vào viện khám. Bác sĩ Nguyễn Thị Thùy Dương, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, cho biết chưa ghi nhận tình trạng trẻ có men gan tăng cao hoặc nguyên nhân liên quan tới gan, mật trong nhóm bị nôn, trớ, tiêu chảy.
"Một số trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, nhiều trẻ khác nhiễm virus, gây nôn, trớ, tiêu chảy. Do đó phụ huynh không cần quá lo lắng trẻ mắc bệnh viêm gan bí ẩn", bác sĩ Dương nói.
Với dịch virus gây ra viêm gan hay tổn thương đường tiêu hóa đã được Tổ chức Y tế Thế giới báo cáo xuất hiện ở một số nước. Tuy nhiên đến nay chưa gặp tại Việt Nam, Bộ Y tế cũng chưa công bố trường hợp nào liên quan đến các bệnh lý về virus gây tổn thương gan như báo chí đã nêu. Vì vậy, ThS. BS Trương Văn Quý khuyên các bậc cha mẹ nên bình tĩnh, nếu thấy trẻ có các biểu hiện sốt, nôn hay tiêu chảy nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa khám và hướng dẫn chăm sóc điều trị đúng cách.


Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường.
Theo đoạn clip từ camera nhà dân trên đường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi lại, trong lúc chơi bóng trên vỉa hè, một cháu bé đã vô tình để quả bóng lăn ra lòng đường gây tai nạn nghiêm trọng cho người đi đường.
Tại những thành phố lớn như Hà Nội, lượng phương tiện đông, nên việc các xe tùy tiện "điền vào chỗ trống", đi sai làn đường là điều không hiếm gặp trên đường.
Hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa vào rạng sáng 20/4 để đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam.
Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành Đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu vượt qua nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6. Với quy mô 4 làn xe, dài gần 900m, cầu vượt thép được xây dựng theo hướng đường Lê Trọng Tấn - đường Văn Khê. Tổng mức đầu tư dự kiến là gần 880 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2026-2028.
0