Triều Tiên chỉ trích kế hoạch tiếp quản Gaza của ông Trump

Truyền thông nhà nước Triều Tiên đã mạnh mẽ lên án kế hoạch của Tổng thống Donald Trump về việc kiểm soát Dải Gaza và di dời hơn 2 triệu người dân Palestine khỏi Gaza.

Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đã đăng tải một bài viết ngày 12/2, chỉ trích tuyên bố gây sốc từ phía Mỹ mà không nêu tên trực tiếp Tổng thống Trump. Trong bài viết, KCNA đã chỉ trích gay gắt kế hoạch của Nhà Trắng đối với Gaza, gọi đây là một minh chứng rõ ràng cho tham vọng "bá quyền và hung hăng" của Mỹ trong việc duy trì sự kiểm soát toàn cầu. Hãng thông tấn này cũng nhấn mạnh rằng, hành động của Mỹ đã thể hiện một cách rõ rệt mục tiêu vươn tới quyền lực tuyệt đối, không chỉ ở khu vực Trung Đông mà còn trên toàn thế giới.

Một nhà hàng tại  Palestine treo áp phích của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un với nội dung: "Nhà hàng Shawarma thông báo giảm giá 80% cho khách hàng Triều Tiên .

KCNA tiếp tục chỉ trích chính quyền Trump về các động thái gây tranh cãi như kêu gọi tiếp quản những khu vực chiến lược như kênh đào Panama và Greenland. Bên cạnh đó, Nhà Trắng cũng đề xuất đổi tên "Vịnh Mexico" thành "Vịnh Mỹ". KCNA kêu gọi Mỹ từ bỏ "những giấc mơ lỗi thời" của mình, đồng thời ngừng những hành động vi phạm phẩm giá và chủ quyền của các quốc gia và dân tộc khác.

Theo KCNA, những chính sách của Mỹ không chỉ liên quan đến Dải Gaza mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác. Triều Tiên đặc biệt lên án các cuộc tấn công của Israel đối với người Palestine và cáo buộc Mỹ là "đồng lõa" trong những hành động này. Triều Tiên cũng khẳng định rằng, chính quyền Mỹ không chỉ làm ngơ mà còn tiếp tay cho những cuộc thảm sát xảy ra ở dải Gaza.

Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News vào ngày 10/2, Tổng thống Mỹ ông Trump đã xác nhận kế hoạch gây tranh cãi của ông về việc di dời hơn 2 triệu người Palestine khỏi Gaza. Ông Trump khẳng định rằng, những người này sẽ không có quyền quay trở lại nhà của mình sau khi bị di dời. Cũng trong cuộc phỏng vấn, ông Trump tiếp tục đề xuất ý tưởng "sở hữu" lãnh thổ Palestine, mà theo ông, sau khi được tái thiết, sẽ trở thành "Riviera của Trung Đông". Ông cũng gây sức ép với các quốc gia như Ai Cập và Jordan để họ tiếp nhận người dân Gaza, tuy nhiên cả hai quốc gia này đều kiên quyết từ chối lời đề nghị của Mỹ.

Người dân Palestine trở về nhà tại miền Bắc Dải Gaza ngày 9/2/2025.

Tuy nhiên, kế hoạch di dời vĩnh viễn người dân Palestine khỏi Gaza của Tổng thống Trump đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ nhiều phía. Các trợ lý của ông Trump trước đó đã mô tả kế hoạch này là một nỗ lực tái thiết, trong đó người dân Gaza sẽ có cơ hội trở về nhà của họ sau khi tình hình ổn định. Việc Tổng thống Trump tuyên bố di dời vĩnh viễn người dân Gaza đã khiến nhiều người lo ngại rằng, đây có thể là một hành động thanh trừng sắc tộc.

Các tổ chức nhân quyền đã lên án kế hoạch của ông Trump, gọi đó là hành động thanh trừng sắc tộc và yêu cầu chính phủ Mỹ thay đổi chính sách của mình đối với người Palestine. Những tổ chức này cho rằng, kế hoạch của ông Trump không chỉ là một sự vi phạm nghiêm trọng đối với quyền sống và quyền di cư của người Palestine, mà còn đi ngược lại với các giá trị nhân đạo cơ bản mà Mỹ luôn tự hào theo đuổi.

Trong khi đó, mối quan hệ giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã trải qua nhiều thăng trầm trong suốt nhiệm kỳ của ông. Tuy nhiên, vào ngày 7/2, Tổng thống Trump đã tái khẳng định cam kết của mình trong việc "xây dựng quan hệ với Triều Tiên", nhấn mạnh rằng ông và ông Kim Jong-un đang có một mối quan hệ "rất hòa thuận". Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã gặp Kim Jong-un ba lần, bao gồm các cuộc gặp lịch sử tại Singapore và Hà Nội. Đặc biệt, ông Trump đã trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên đặt chân lên đất Triều Tiên kể từ khi thỏa thuận đình chiến năm 1953 kết thúc Chiến tranh Triều Tiên.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim  Jong - Un của Triều Tiên tại khu phi quân sự liên Triều.

Tuy nhiên, những căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên vẫn tiếp tục. Vào ngày 11/2, Triều Tiên lại cáo buộc Mỹ đang đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia của mình, sau khi một tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh của Hải quân Mỹ cập cảng Busan, Hàn Quốc. Bộ Quốc phòng Triều Tiên đã mô tả sự hiện diện của các tàu ngầm hạt nhân Mỹ trên bán đảo Triều Tiên là "biểu hiện rõ ràng của sự cuồng loạn trong cuộc đối đầu với Mỹ", đồng thời cảnh báo rằng, quân đội Triều Tiên đã sẵn sàng thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ đất nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tiến trình đàm phán giữa Mỹ và Iran về giải pháp cho vấn đề chương trình hạt nhân của Iran đã tiến triển thuận lợi cho dù những gì đạt được mới chỉ là những bước đi dò dẫm ban đầu.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth vừa tiếp tục dính nghi vấn lộ kế hoạch mật liên quan tới các cuộc không kích nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen trong cuộc trò chuyện trên nhóm trò chuyện Signal.

Quân đội Israel ngày 20/4 đã thừa nhận có những sai sót về mặt chuyên môn trong vụ nổ súng khiến 15 nhân viên cứu hộ Palestine ở Gaza thiệt mạng vào tháng trước, đồng thời sa thải một phó chỉ huy thực địa sau cuộc điều tra.

Đức đã công bố một gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine, bao gồm xe bọc thép, tên lửa phòng không và lựu pháo, cùng nhiều vũ khí khác.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/4 cho biết, ông hy vọng Nga và Ukraine sẽ đạt được thỏa thuận trong tuần này để chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Việc hai thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc tiếp tục tăng mức áp thuế hàng nhập khẩu đáp trả nhau sẽ khiến ngành công nghiệp hàng xa xỉ phải trải qua một năm đầy chông gai.