Triển lãm nghệ thuật Venice Biennale, Italia

Venice Biennale là một trong những triển lãm nghệ thuật lâu đời nhất thế giới diễn ra hai năm một lần, do Hội đồng thành phố Venice của Italia khởi xướng vào ngày 19/4/1893.

Năm nay triển lãm giúp công chúng khám phá thực tế đa chiều của những cuộc di cư với chủ đề "Người nước ngoài ở mọi nơi".

Phiên bản thứ 60 của Venice  Bienvenanle do  nghệ sĩ người Brazil Adriano Pedrosa, người đầu tiên đến từ Nam bán cầu phụ trách. Triển lãm thu hút khoảng 89 quốc gia tham dự, tạo ra các không gian mang bản sắc riêng, thúc đẩy đối thoại đa văn hóa, phản ánh xu hướng phát triển và tác động của những biến động chính trị lên các ngành nghề sáng tạo trên toàn cầu, đồng thời đi sâu vào thực tế nhiều mặt về sự di chuyển của con người qua các ranh giới địa lý.

Nổi bật tại triểm lãm là tác phẩm “Nhà kính” của Bồ Đào Nha lần đầu tiên được giám tuyển bởi ba phụ nữ gốc Phi. Nghệ sĩ Monica de Miranda, nhà sử học Sonia Vaz Borges và biên đạo múa Vania Gala đã tái tạo một khu vườn của người da trắng Creole bên trong cung điện Palazzo Franchetti theo phong cách gothic thế kỷ 15.

Một trong những gian triển lãm được nhắc đến nhiều nhất trong tuần khai mạc là tác phẩm hội họa “Định kiến và Thuộc về” của họa sĩ Tesfaye Urgessa người Ethiopia. Các bức tranh của Urgessa sử dụng hình tượng và nghệ thuật tượng hình truyền thống của người Ethiopia, giúp người xem  khám phá  nét văn hóa đặc sắc của  châu Phi. Đây là lần đầu tiên gian hàng của các nghệ sĩ Ethiopia xuất hiện tại Biennale.

Chủ đề của Biennale lần thứ 60 là sự tôn vinh đối với sự đa dạng văn hóa của Nam bán cầu tại sự kiện nghệ thuật danh giá nhất châu Âu, tuy nhiên, chỉ có 12 quốc gia châu Phi trong tổng số 54 quốc gia có thể tham gia triển lãm tại sự kiện năm nay.

Venice Biennale diễn ra trên khắp thành phố Venice từ ngày 20/4 đến ngày 24/11.

Các sản phẩm được trưng bày tại Venice Biennale thuộc nhiều lĩnh vực như nghệ thuật, kiến trúc, khiêu vũ, âm nhạc, sân khấu và điện ảnh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng sẽ diễn ra vào lúc 10 giờ ngày 9/5 theo giờ địa phương (14 giờ ngày 9/5, giờ Việt Nam) tại Quảng trường Đỏ, Moscow, Liên bang Nga.

Mỹ, Nga và Trung Quốc đều có nhiều năng lực thực tế nhất để đóng vai trò trung gian hoà giải giữa Ấn Độ và Pakistan, tuy nhiên, cả ba đều chưa dám đảm trách vai trò này.

Tại Karbala và Najaf, những thành phố ở miền Trung Iraq, các cánh đồng chà là đang dần được khôi phục trong khuôn khổ một chiến dịch được triển khai trên toàn quốc nhằm tái thiết ngành nông nghiệp, sau một thời gian dài ngành này bị bỏ quên do các cuộc khủng hoảng về an ninh.

Tại Ai Cập, nghề chạm khắc đồng, một phần di sản văn hóa của quốc gia này đang có nguy cơ bị mai một và chìm vào quên lãng do sự xuất hiện của công nghệ mới.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 8/5 đã ký một tuyên bố chung nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Chính phủ Ấn Độ ngày 8/5 cho biết, Pakistan đã tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhắm vào khu vực thành phố Jammu, trong đó tập trung vào các trạm quân sự xung quanh khu vực Kashmir.