Trẻ sơ sinh bị ngộ độc sái thuốc phiện - Tác hại khôn lường từ “mẹo” dân gian
Nguy hại khôn lường
Ngày 19/11/2021, Trung tâm Sơ sinh - Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận một bệnh nhi 2 ngày tuổi (ở Nam Định) nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, nhịp tim không ổn định, đồng tử co nhỏ, theo dõi ngộ độc sái thuốc phiện.
Theo lời kể của người nhà bệnh nhi, khi sinh hai con đầu lòng, gia đình làm theo mẹo dân gian dùng sái thuốc phiện với liều lượng một đầu tăm pha vào sữa cho trẻ uống để “chắc dạ”. Thấy các con lớn dùng mẹo này khỏe mạnh, ăn uống tốt, không gặp vấn đề về đường ruột, gia đình tiếp tục áp dụng cho bé út.
Tuy nhiên, sau khi uống sái thuốc phiện, trẻ ngủ không yên, thỉnh thoảng khóc ré lên. Sau khoảng 2 tiếng, trẻ bắt đầu nấc cụt nhiều, gia đình quan sát thấy trẻ thở yếu hơn nên đã vội vàng thông báo với các bác sĩ tại Bệnh viện Phụ sản Nam Định. Trẻ nhanh chóng được hô hấp hỗ trợ, tiêm thuốc giải ngộ độc và chuyển đến Trung tâm Sơ sinh – Bệnh viện Nhi Trung ương.
Kết quả xét nghiệm cho thấy, nguyên nhân gây tình trạng suy hô hấp là độc chất Opioids được tìm thấy trong cơ thể trẻ. Do tác dụng của sái thuốc phiện vẫn còn, trẻ tiếp tục có cơn tím tái, có cơn ngừng thở. Các bác sĩ tại Khoa Khám bệnh – Cấp cứu, Khoa Điều trị tích cực, Trung tâm Sơ sinh đã ngay lập tức thực hiện cấp cứu, cho trẻ thở máy, dùng thêm thuốc kháng (Naloxone) để giải ngộ độc, giảm các tác động của độc chất vào trung tâm thần kinh của trẻ.
Hiện tại, tình trạng của bệnh nhi tạm ổn định, trẻ thở đều hơn, nhịp tim bình thường, không còn cơn rung giật nhưng vẫn cần theo dõi thêm.

Lời khuyên của bác sĩ
Mặc dù đã có nhiều khuyến cáo nhưng tình trạng bệnh nhi nhập viện do phụ huynh tùy tiện dùng mẹo dân gian để chữa bệnh cho trẻ vẫn diễn ra. Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Sơ sinh – Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận 9-10 trẻ sơ sinh nhập viện trong tình trạng ngộ độc, chủ yếu là ngộ độc sái thuốc phiện, thuốc nam.
Theo ThS.BS Chu Lan Hương – Phó Trưởng khoa Phụ trách Khoa Khám bệnh Cấp cứu, Trung tâm Sơ sinh, việc sử dụng các mẹo dân gian hoặc thuốc nam không rõ thành phần cho trẻ là vô cùng nguy hiểm. Đây là những quan niệm chưa có căn cứ khoa học và có thể để lại những hậu quả tiêu cực đến sức khỏe của trẻ, thậm chí có thể tử vong.
Các bậc phụ huynh không nên mạo hiểm sử dụng các loại thuốc “truyền miệng” cho trẻ sơ sinh, vì trong thành phần của những loại thuốc này có thể chứa các chất khiến cho trẻ bị ngộ độc, ức chế hô hấp, ức chế thần kinh, rối loạn điện giải, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ nguy kịch đến tính mạng của trẻ.
Cha mẹ cũng cần tìm hiểu kỹ thông tin và các chứng cứ khoa học chính thống về các phương pháp điều trị dân gian trước khi áp dụng cho con. Để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất kì các loại thuốc cho trẻ.


Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường.
Theo đoạn clip từ camera nhà dân trên đường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi lại, trong lúc chơi bóng trên vỉa hè, một cháu bé đã vô tình để quả bóng lăn ra lòng đường gây tai nạn nghiêm trọng cho người đi đường.
Tại những thành phố lớn như Hà Nội, lượng phương tiện đông, nên việc các xe tùy tiện "điền vào chỗ trống", đi sai làn đường là điều không hiếm gặp trên đường.
Hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa vào rạng sáng 20/4 để đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam.
Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành Đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu vượt qua nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6. Với quy mô 4 làn xe, dài gần 900m, cầu vượt thép được xây dựng theo hướng đường Lê Trọng Tấn - đường Văn Khê. Tổng mức đầu tư dự kiến là gần 880 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2026-2028.
0