Trai Triều Khúc tô son điểm phấn múa con đĩ đánh bống
Anh Nguyễn Huy Tuyền, Chủ nhiệm CLB trống bồng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) mô tả: "Điệu múa này đòi hỏi người múa phải lẳng lơ như một người phụ nữ thực thụ, thế nên là nó rất khó. Lúc đầu mình vào mãi mới múa được, còn không dám múa đâu vì nó ngượng quá. Mãi về sau mới quen dần và không ngượng nữa".

Nguồn gốc của điệu múa bắt nguồn vào thế kỷ thứ 8. Vua Phùng Hưng, trước khi vây hãm và hạ thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay), đã đóng quân tại làng Triều Khúc. Để khích động tướng sĩ và cũng là giải trí cho quân binh, ngài đã cho binh lính đóng giả gái, ăn mặc sặc sỡ, đeo trống múa bồng.
Dù có ở nhiều nơi, nhưng chỉ riêng Triều Khúc giữ được nguyên vẹn hồn cốt và thần thái điệu múa bồng.
Múa bồng có khoảng 30 điệu, với ba động tác chính: đánh trống bồng đi ngang, uốn tay như bông hoa và vuốt xuống tang trống. Người múa phải thể hiện được nét lẳng lơ của người con gái, lại vẫn toát được phong thái nam nhi, tinh thần thượng võ.

Những chàng trai trong đội múa phải có khả năng múa uyển chuyển, thể hiện được sự đong đưa trong ánh mắt, nụ cười với bạn diễn khi múa bồng. Họ còn phải là trai ngoan, không dính tệ nạn xã hội, gia đình sung túc.
Điệu múa "con đĩ đánh bồng" không chỉ được biểu diễn trong các lễ hội làng Triều Khúc mà còn được định hướng là một trong những sản phẩm du lịch văn hoá đặc sắc của Thủ đô.


Khác với các kiểu cắm hoa rực rỡ phương Tây, nghệ thuật cắm hoa Ikebana của Nhật Bản lại hướng về sự tối giản.
Festival Phở 2025 đã khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long với chủ đề “Tinh hoa Phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số”, thu hút đông đảo người dân và du khách quốc tế tới trải nghiệm.
Đại diện Cộng đồng Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức Chương trình biểu diễn thời trang “Áo dài Việt Nam - Di sản kết nối” từ ngày 18-20/4 tại Bắc Kinh, nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc và “Năm Giao lưu Nhân văn Việt - Trung”.
Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.
Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.
0