Trải nghiệm văn hóa, lịch sử 'Ngọc Sơn - Đêm huyền bí'
Tiếp tục thực hiện Chương trình 06 và Nghị quyết số 09 của Thành uỷ Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô, vào tối 31/1, Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội đã giới thiệu Chương trình trải nghiệm tại di tích quốc gia đặc biệt đền Ngọc Sơn và khu vực Hồ Hoàn Kiếm với tên gọi "Ngọc Sơn - Đêm huyền bí". Phó bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Phong, bà Ngô Thị Thanh Hằng - nguyên Phó bí thư thường trực Thành uỷ Hà Nội, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương tới dự.

Chương trình trải nghiệm là sự kết hợp giữa kiến trúc cổ kính của di tích quốc gia đặc biệt đền Ngọc Sơn và các nghi lễ, truyền thuyết dân gian được lưu truyền tại di tích. Chương trình kết hợp sử dụng âm thanh, ánh sáng, công nghệ trình chiếu hiện đại để truyền tải đến du khách những giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam theo một cách mới và hấp dẫn. "Ngọc Sơn - Đêm huyền bí" được chia làm năm chủ đề chính, tương ứng với các khu vực kiến trúc riêng biệt của di tích đền Ngọc Sơn bao gồm: Lễ ban chữ thánh hiền - tại khu vực Tháp Bút, Nghi thức đón linh khí của trời đất - tại khu vực cầu Thê Húc và Đắc Nguyệt Lâu; Truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm diễn ra tại khu vực mặt hồ phía trước Đình Trấn Ba; Nghi lễ cầu an diễn ra trong khu vực đền chính; Tham quan phòng trưng bày tiêu bản Rùa Hồ Gươm và vãn cảnh đền.

Du khách khi tham gia vào chương trình trải nghiệm, sẽ được nhập vai vào các nghi lễ văn hoá dân gian truyền thống của người Việt, ngay chính tại nơi mà tiền nhân đã thực hiện các nghi lễ này - di tích Quốc gia đặc biệt đền Ngọc Sơn.

Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội mong muốn với chương trình trải nghiệm "Ngọc Sơn - Đêm huyền bí", di tích quốc gia đặc biệt đền Ngọc Sơn không chỉ còn là "tài nguyên" mà sẽ trở thành sản phẩm của công nghiệp văn hoá, thu hút nhiều đối tượng du khách cả trong và ngoài nước, góp phần hoàn thành mục tiêu, sản phẩm công nghiệp văn hoá đóng góp khoảng 5% GRDP của thành phố vào năm 2025, 8% GRDP của Thành phố vào năm 2030./.
Sau gần nửa năm hoạt động, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo thuộc Bảo tàng Hà Nội đã dần trở thành nơi hội tụ các ý tưởng sáng tạo, kết nối các nguồn lực; nhiều dự án khởi nghiệp sáng tạo đã được kết nối, qua đó chắp cánh cho những khát vọng sáng tạo của cộng đồng.
“Những Ngày Văn học châu Âu 2025” có chủ đề “Từ đâu và đến đâu: Những tiếng nói văn học di dân châu Âu” sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện và góc nhìn của các cây viết gốc Việt nổi bật của văn chương châu Âu đương đại.
UBND thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tổ chức Lễ công bố kỷ lục: “Thị xã có mật độ nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái, ngành Thái trắng nhiều nhất Việt Nam”.
Đại lễ Vesak năm 2025 được đánh giá là nguồn cảm hứng, khơi dậy nguồn năng lượng thiện lành trong mỗi con người, thông qua các hoạt động kết nối tâm linh của tăng ni, Phật tử các quốc gia.
Tạp chí Người Hà Nội trang trọng tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì vào sáng 8/5
Lễ hội Thánh Gióng hay còn gọi là Hội làng Phù Đổng là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Đến nay, lễ hội vẫn giữ được nét văn hóa vốn có, với các nghi thức và vai diễn được truyền từ đời này sang đời khác.
0