TP.HCM huy động tài chính để phát triển hạ tầng đô thị

Dự báo trong năm 2025, hạ tầng đô thị của TP.HCM sẽ bứt tốc với các giải pháp linh hoạt trong huy động các nguồn lực tài chính.

Vào những ngày đầu năm Ất Tỵ, hàng nghìn người dân TP.HCM đã náo nức trải nghiệm, check in tuyến Metro số 1. Tại các cửa ngõ của thành phố, hàng loạt công trình giao thông trọng điểm đã về đích, không chỉ giải bài toán nạn kẹt xe mà còn thúc đẩy giao thương, phát triển kinh tế.

Nghị quyết 98 với nhiều cơ chế đặc thù được Quốc hội ban hành đã mang lại cho TP.HCM một sức sống mới, đặc biệt là việc huy động nguồn lực tài chính. Năm 2025, với định hướng là trung tâm tài chính quốc tế, TP.HCM hoàn toàn có thể tự tin tăng tốc các dự án hạ tầng đô thị bằng việc thiết lập các cơ chế gọi vốn theo phương thức mới.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, cho hay: “Thành phố sẽ tính toán là tùy theo những công trình, dự án, những nội dung cụ thể sẽ có chương trình phát hành trái phiếu chính quyền đô thị, trái phiếu công trình, trái phiếu dự án để huy động ngay nguồn vốn trong người dân, có thể là tại thành phố, có thể trong nước, có thể kiều bào ta ở nước ngoài”.

Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty đầu tư tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC), cho biết: “Đầu tư công cho các chương trình về phát triển hạ tầng nằm trong kế hoạch huy động của thành phố và được thành phố giao cho HFIC triển khai việc này trong thời gian sắp tới. Chúng tôi nghĩ rằng thành phố sẽ làm việc một cách chi tiết hơn để xác định rõ các khoản mà chúng ta huy động trái phiếu dưới nhiều hình thức khác nhau”.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 10% trong năm 2025, TP.HCM cần khoảng 620.000 tỷ đồng vốn đầu tư. Trong đó, nguồn vốn đầu tư công phân bổ từ ngân sách khoảng 110.000 tỷ đồng, còn lại huy động thêm 510.000 tỷ đồng từ các nguồn khác.

Giải pháp phát hành trái phiếu chính quyền địa phương đã được TP.HCM đặt ra, đồng thời sẽ mở rộng trái phiếu công trình dự án, đơn cử như việc thí điểm áp dụng dự án hoàn thành 355 km đường sắt đô thị với nguồn vốn khoảng 40 tỷ USD, hay các dự án đối tác công tư trong các lĩnh vực văn hóa, thể thao, giáo dục, xã hội... TP.HCM cũng khởi động chương trình cho vay kích cầu đầu tư với kỳ vọng dòng vốn được giải ngân đúng và trúng nhu cầu của doanh nghiệp, chủ đầu tư.

Thu ngân sách vượt mức 508.000 tỷ đồng trong năm 2024, kinh tế hồi phục tích cực, tăng trưởng khá tuyến Metro số 1 và nhiều dự án giao thông hoàn thành, người dân TP.HCM đang hào hứng chờ đón một năm mới 2025 với kỳ vọng hạ tầng đô thị sẽ bứt tốc để tăng động lực phát triển kinh tế và giúp TP.HCM giành lại các lợi thế cạnh tranh, hấp dẫn nhà đầu tư.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Trước hàng loạt sự cố giao thông nghiêm trọng thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa ký công điện khẩn yêu cầu các tỉnh, thành phố và cơ quan liên quan rà soát toàn diện, xử lý dứt điểm các bất cập trong hệ thống hạ tầng giao thông.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã tiếp Đoàn đại biểu Hội Liên hiệp Phụ nữ Thủ đô Viêng Chăn (CHDCND Lào) nhân dịp Đoàn đang có chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội vào sáng 12/5.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sáng 12/5 đã dự Lễ khởi công xây dựng Dự án đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình) và Lễ khởi công xây dựng Khu công nghiệp Hưng Phú (tỉnh Thái Bình).

Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP. HCM ghi nhận ông Lê Đức Thọ (cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre) tự nguyện khắc phục thêm 15 tỷ đồng vào hậu quả chung của vụ án nên chấp nhận kháng cáo, giảm 7 năm tù ở hai tội danh.

Bị can Phạm Thái Hà (cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cựu Trợ lý Chủ tịch Quốc hội) bị đề nghị truy tố về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".

Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội sáng 12/5 đã mở phiên tòa xét xử theo thủ tục sơ thẩm vụ án khai thác trái phép đất hiếm tại tỉnh Yên Bái đối với cựu Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường và 26 bị cáo.