TP.HCM: 184 DNTN sử dụng cụm từ 'bệnh viện' gây nhầm lẫn
Một số trong đó buộc Sở Y tế TP.HCM phải cấp phép với tên gọi có cụm từ "bệnh viện" vì lý do phòng khám đăng ký lấy tên theo tên của doanh nghiệp đã được in trong giấy chứng nhận kinh doanh.
Theo quy định pháp luật Việt Nam, việc sử dụng từ “bệnh viện” trong tên gọi của các doanh nghiệp tư nhân hoặc tổ chức là không được phép nếu tổ chức đó không có chức năng y tế hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động như một bệnh viện.
Sở Y tế TP.HCM cho biết, trong những năm gần đây, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao, kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các cơ sở y tế tư nhân. Tuy nhiên, trong số đó đã có các phòng khám lợi dụng sự thiếu am hiểu của dân để đặt tên cơ sở khám chữa bệnh theo cách gây hiểu lầm. Cụ thể là cơ sở kèm thêm tên "bệnh viện" trên biển hiệu, khiến người dân vô tình đến khám chữa bệnh và sử dụng dịch vụ mà chưa tìm hiểu rõ đó có phải là bệnh viện hay không.

Qua kiểm tra của Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho thấy, chỉ tính riêng trong năm 2024, có 10 cơ sở kinh doanh đăng ký chữ "bệnh viện" trong tên doanh nghiệp đã vi phạm pháp luật, bị xử lý vi phạm hành chính (6 phòng khám chuyên khoa, 3 phòng khám đa khoa, 1 cơ sở chăm sóc da, ngoài ra còn có 1 cơ sở hành nghề thẩm mỹ nhưng không có giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh).
Tên gọi “bệnh viện” chỉ được cấp phép sử dụng cho các cơ sở y tế có chức năng khám, chữa bệnh theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Việc sử dụng tuỳ tiện cụm từ này mà không đáp ứng các điều kiện pháp lý có thể bị coi là vi phạm và dẫn đến các biện pháp xử phạt hành chính hoặc thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có yếu tố lừa đảo hoặc gây thiệt hại cho cộng đồng. Nhiều phòng khám tư nhân sử dụng tên gọi có cụm từ 'bệnh viện' trên các quảng cáo, biển hiệu, gây nhầm lẫn cho người dân trong việc lựa chọn dịch vụ y tế, tiềm ẩn nhiều rủi ro về chất lượng và hiệu quả khám chữa bệnh.
Trước tình hình trên, Sở Y tế TP.HCM kiến nghị bộ, ngành và các đơn vị liên quan xem xét, bổ sung các quy định pháp lý về việc đặt tên cơ sở y tế, khắc phục tình trạng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phòng khám nhưng sử dụng danh nghĩa tên "bệnh viện". Tiếp theo là siết chặt quy trình cấp phép. Cụ thể là trong thời gian chờ cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh các quy định liên quan, đề nghị Sở KH-ĐT TP.HCM, phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện xem xét, siết chặt quy trình thẩm định và từ chối cấp phép đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cơ sở khám chữa bệnh có tên đăng ký không đúng hình thức tổ chức được quy định tại khoản 1, Điều 48, luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Cụ thể là đối với các doanh nghiệp xin đăng ký tên có ngành hoạt động không phải là bệnh viện nhưng đặt tên có cụm từ "bệnh viện". Các doanh nghiệp tư nhân đã đăng ký tên là "bệnh viện", trong trường hợp không đủ phạm vi hoạt động đầy đủ là một bệnh viện thì thực hiện việc điều chỉnh tên và không tiếp tục sử dụng từ "bệnh viện" trong tên gọi.


Thời tiết Hà Nội ngày 21/4 được dự báo có nắng nóng vào ban ngày; chiều tối và đêm khả năng xuất hiện mưa rào và dông, nhiệt độ giảm còn từ 25 - 27 độ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, chậm nhất đến ngày 19/12 năm nay phải hoàn thành dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.
17 xã và 1 thị trấn trên địa bàn huyện Phúc Thọ trong hai ngày 19 và 20/4 đã đồng loạt lấy ý kiến nhân dân về chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà chỉ định, bổ nhiệm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.
Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ ô tô đầu kéo bốc cháy trên đường Khuất Duy Tiến, Hà Nội vào tối 20/4.
0