TP. HCM: Ra mắt ứng dụng “Công dân số”
Với mục đích kết nối công dân và chính quyền, đây là một ứng dụng di động thông minh, là kênh giao tiếp hai chiều giữa chính quyền Thành phố và người dân bằng tương tác “một chạm” dễ dàng, thuận tiện.
Thông qua ứng dụng "Công dân số", người dân có thể phản ánh các sự việc, gửi ý kiến góp ý, hiến kế các vấn đề mà mình quan tâm; đồng thời, theo dõi sát sao tiến độ xử lý của cơ quan chức năng. Người dân cũng có thể tiếp cận, tra cứu và sử dụng các tiện ích dịch vụ công một cách nhanh chóng, thuận tiện, trên nhiều lĩnh vực thiết thực với đời sống.

Về phía chính quyền, ứng dụng "Công dân số" là một kênh hiệu quả để ghi nhận, quản lý và xử lý các sự việc từ thực tế cuộc sống phát sinh trên địa bàn, căn cứ trên dữ liệu được cung cấp minh bạch. Qua đây, chính quyền cũng có thể cung cấp nhanh chóng, kịp thời đến người dân các thông tin về các hoạt động của Thành phố; tuyên truyền các chủ trương, chính sách, quy định pháp luật mới ban hành; đăng tải các tin tức, thông báo, cảnh báo khẩn cấp…
Điểm nổi bật của ứng dụng "Công dân số" là người dân có thể nắm bắt kết quả các cơ quan chức năng của Thành phố giải quyết sự việc, sự vụ mà mình phản ánh qua ứng dụng "Công dân số" một cách trực tiếp, nhanh nhất có thể. Người dân đăng nhập chỉ một lần duy nhất thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân Việt Nam (tài khoản VNeID) và tra cứu thủ tục hành chính, tra cứu hồ sơ hành chính, nắm bắt tình trạng giải quyết hồ sơ hành chính ở các lĩnh vực.
Trước đó, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đứng chứng kiến lễ ký kết giữa tổ công tác Đề án 06/CP - UBND tỉnh Đồng Nai - UBND tỉnh Bình Dương về thủ tục hành chính lĩnh vực cư trú, đất đai số hóa dữ liệu - tái sử dụng kết quả số hóa. Việc ký kết nhằm nâng cao hiệu quả việc triển khai cắt giảm thủ tục hành chính sau khi đã số hóa dữ liệu đất đai trong lĩnh vực đăng ký quản lý cư trú, tiếp tục cắt giảm những thủ tục hành chính khác có sử dụng thông tin, dữ liệu về đất đai trên địa bàn các tỉnh.

Trước mắt, trong giai đoạn đầu tiên (từ nay đến ngày 31/12/2024), ứng dụng "Công dân số" cung cấp 12 nhóm tính năng chính, được hiển thị trong mục công dân số bao gồm: (1) Phản ánh kiến nghị; (2) Giáo dục; (3) Y tế; (4) Du lịch - bản tin; (5) Giao thông; (6) Xây dựng; (7) Cơ quan nhà nước; (8) Dịch vụ công - Tra cứu hồ sơ; (9) Bản đồ Tài khoản chung; (11) VNeID; (12) Tương tác thông báo - tin tức - lấy ý kiến người dân

Trong thời gian tới, Thành phố sẽ tiếp tục lắng nghe thông tin phản hồi, góp ý của các sở, ban, ngành và người dùng để cập nhật, nâng cấp, hoàn thiện các dịch vụ, tính năng, tiện ích của ứng dụng "Công dân số", đảm bảo ứng dụng vận hành ổn định, thông suốt, đem lại nhiều tiện ích nhất cho người dân Thành phố.
Sự kiện ra mắt ứng dụng ứng dụng "Công dân số" là dấu mốc quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số của Thành phố. Với một ứng dụng đồng bộ, thân thiện và dễ sử dụng, người dân TP. HCM giờ đây có thể tiếp cận mọi tiện ích cần thiết cũng như kết nối với chính quyền một cách đơn giản, nhanh chóng. Ứng dụng không chỉ là một nền tảng số hóa mà còn là biểu tượng hiện đại hóa, hướng tới tương lai của một Thành phố thông minh, hiện đại, nghĩa tình, phát triển bền vững.
8 đối tượng đã bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Nam bắt giữ do có hành vi “Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản”; 3 đối tượng khác bị bắt giữ về hành vi “đánh bạc”.
Thực hiện chỉ đạo của Giám đốc CATP Hà Nội, trong chưa đầy một tháng qua, Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an TP Hà Nội đã phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra, ngăn chặn hàng chục tấn thực phẩm bẩn đang chuẩn bị được đưa đi tiêu thụ.
Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, dự kiến trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn tại kỳ họp tháng 10 tới; trong đó, hành vi gian lận bảo hiểm y tế được đề xuất nâng mức xử phạt cả về hành chính và mức phạt tù.
Công an TP Hà Nội đã phát đi "Cảnh báo lừa đảo Quishing bùng phát" - thủ đoạn sử dụng mã QR độc hại để dẫn người dùng đến các trang web giả mạo, cài đặt phần mềm gián điệp hoặc thực hiện các giao dịch tài chính không mong muốn.
Lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã tích cực sử dụng trang thiết bị nghiệp vụ hiện đại để ghi hình, xử lý các hành vi vi phạm giao thông, đặc biệt trong giờ cao điểm tại những tuyến đường trọng điểm của Thủ đô.
Khi lưu thông trên đường, đặc biệt trên các tuyến cao tốc, quốc lộ cho di chuyển với độ cao, người lái xe cần chú ý quan sát, cẩn trọng với các tình huống bất ngờ.
0