Tor M1 của Nga giăng 'lưới lửa', bắn hạ UAV Ukraine

Binh sĩ Nga sử dụng hệ thống tên lửa phòng không Tor M1 thực hiện nhiệm vụ tại khu vực Krasnoarmeyskoye, trong bối cảnh xung đột tiếp diễn tại Ukraine.

Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga, hệ thống này đã bắn hạ một máy bay không người lái trinh sát Shark của lực lượng vũ trang Ukraine. Chỉ huy đơn vị, ông Nikita Krotkiy, cho biết binh sĩ Nga đã thành thạo kỹ năng phát hiện và xử lý các UAV bay thấp, vốn thường di chuyển ở những khu vực có cây cối để tránh bị phát hiện.

Tor M1 là hệ thống phòng không tầm ngắn do Nga phát triển, có khả năng tiêu diệt máy bay không người lái, tên lửa hành trình và các mối đe dọa từ trên không.

Hệ thống bao gồm: xe chiến đấu 9A331, tích hợp radar, hệ thống điều khiển hỏa lực và bệ phóng tên lửa, mô-đun tên lửa 9M334, mang bốn tên lửa 9M331 trong các ống phóng thẳng đứng, không cần bảo trì trong suốt vòng đời sử dụng.

Tor M1 có thể phát hiện đồng thời tới 48 mục tiêu và tấn công hai mục tiêu cùng lúc. Nguồn: Army Recognition.

Tor M1 có khả năng phát hiện đồng thời 48 mục tiêu và tấn công hai mục tiêu cùng lúc. Hệ thống radar hoạt động ở băng tần sóng centimet với tầm phát hiện 20 km, có thể theo dõi mục tiêu bằng cả radar và kính ngắm quang học. Tên lửa 9M331 có tốc độ tối đa 850 m/giây, tầm bắn 12 km, mang đầu đạn nổ phá mảnh 14,8 kg.

Để đảm bảo độ chính xác cao, Tor M1 sử dụng phương pháp dẫn đường vô tuyến và dẫn đường ba tọa độ, giúp tên lửa điều chỉnh quỹ đạo liên tục và tránh nhiễu loạn do địa hình. Tor M1 được lắp đặt trên các loại xe bọc thép, xe chiến đấu có bánh xích, giúp nó có thể di chuyển linh hoạt trên địa hình phức tạp như bùn lầy, tuyết hoặc đường gồ ghề. Xe có tốc độ tối đa 65 km/h trên đường cao tốc, tầm hoạt động 500 km, và có thể hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt từ -50°C đến +50°C.

Với những tính năng vượt trội, Tor M1 được xem là một “lá chắn thép” bảo vệ vững chắc cho các lực lượng mặt đất. Khả năng phản ứng nhanh, tấn công chính xác và cơ động cao khiến Tor M1 trở thành một vũ khí phòng thủ quan trọng của Nga trong các chiến dịch quân sự.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

0

Cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu tại Geneva (Thụy Sĩ) vào ngày hôm nay 10/5, nhằm giảm bớt căng thẳng trong cuộc chiến thuế quan kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 9/5 đã thông báo về kết quả chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tới Nga, trong đó, hai nhà lãnh đạo đã đạt được nhiều nhận thức chung mới quan trọng.

Ngày 10/5, Pakistan đáp trả việc Ấn Độ phóng thêm một loạt tên lửa nhắm vào ba căn cứ không quân quan trọng nhất của nước này, Islamabad đã phát động chiến dịch quân sự chống lại Ấn Độ, nhắm mục tiêu vào nhiều căn cứ bao gồm một địa điểm lưu trữ tên lửa ở miền Bắc quốc gia láng giềng.

Trên mạng xã hội, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày 10/5 cho biết Ấn Độ và Pakistan đã nhất trí “ngừng bắn hoàn toàn và ngay lập tức”.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố, sự tham gia của Bình Nhưỡng vào cuộc chiến Nga - Ukraine là hoàn toàn chính đáng, gọi đây là hành động bảo vệ “quốc gia anh em”.

Các quan chức kinh tế cấp cao của Mỹ và Trung Quốc ngày 10/5 đã bắt đầu đàm phán cấp cao tại Geneva, Thuỵ Sĩ, nhằm giải quyết những bất đồng về thương mại và thuế quan.