Tổng thống Ukraine có cơ hội nối lại viện trợ Mỹ?

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky xác nhận sẽ đến Ả Rập Xê Út vào ngày 10/3 để gặp Thái tử Mohammed Bin Salman, đồng thời dự cuộc hội đàm quan trọng với quan chức Mỹ.

Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đình chỉ viện trợ quân sự và chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine, tạo ra những thách thức lớn đối với Kiev trong xung đột với Nga.

Trước thềm chuyến thăm, Tổng thống Zelensky nhấn mạnh, Ukraine cam kết tìm kiếm hòa bình ngay từ đầu cuộc xung đột và sẵn sàng tham gia đàm phán một cách thực chất. Phái đoàn Ukraine lần này bao gồm: Ngoại trưởng Andrii Sybiha, Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov và Chánh văn phòng Tổng thống Andriy Yermak. Đây đều là những nhân vật có vai trò quan trọng trong việc định hình chính sách đối ngoại và quốc phòng của Ukraine.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định: “Mọi người đều có thể thấy tiến trình ngoại giao đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Các nhóm quan chức Mỹ và Ukraine đang tích cực chuẩn bị cho một cuộc gặp. Chúng tôi hy vọng sẽ đạt được những kết quả đầu tiên vào tuần tới".

Đặc phái viên của Tổng thống Trump, ông Steve Witkoff, xác nhận Washington đang thảo luận với Kiev về một khung thỏa thuận hòa bình và đã lên kế hoạch cho cuộc gặp tại Ả Rập Xê Út.

Quan hệ giữa Mỹ và Ukraine đã xấu đi nghiêm trọng trong những tuần qua. Ngày 28/2, Tổng thống Trump và cấp phó JD Vance công khai chỉ trích ông Zelensky ngay tại Nhà Trắng, cáo buộc lãnh đạo Ukraine “không biết ơn” dù Washington đã viện trợ hàng tỷ USD cho Kiev. Sau đó, chính quyền Trump tuyên bố đình chỉ viện trợ quân sự và chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine, yêu cầu Kiev phải thể hiện rõ cam kết đối với tiến trình hòa bình.

Đến nay, mặc dù cả Ukraine và Mỹ đều thể hiện thiện chí đối thoại, nhưng cuộc gặp tại Ả Rập Xê Út vẫn tiềm ẩn nhiều thách thức. Washington muốn Kiev cam kết một lộ trình hòa bình với Nga, trong khi điều này có thể khiến chính quyền Tổng thống Zelensky đối mặt với sức ép trong nước và từ các đồng minh châu Âu. Nếu cuộc đàm phán diễn ra suôn sẻ, liệu Mỹ có nối lại một phần viện trợ cho Ukraine hay không?

Dù kết quả thế nào, cuộc gặp tại Ả Rập Xê Út được coi là bước ngoặt quan trọng đối với Ukraine. Nếu ông Zelensky có thể thuyết phục Washington tiếp tục hỗ trợ, Ukraine sẽ giữ vững vị thế trong cuộc chiến kéo dài hơn ba năm qua. Ngược lại, nếu đàm phán thất bại, Kiev có thể đối mặt với những thách thức nghiêm trọng hơn trên chiến trường và trong quan hệ quốc tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.

Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.

Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.

Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.