Tổng thống Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi WHO
Quyết định rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) không phải là mới, vì ông Trump đã từng đưa ra ý tưởng này trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên. Quyết định này cho thấy xu hướng tiếp tục xa rời các tổ chức quốc tế của tân Tổng thống Mỹ.
Ông Trump từ lâu đã chỉ trích WHO về cách xử lý đại dịch COVID-19, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh được cho là bùng phát từ Vũ Hán, Trung Quốc. Trong sắc lệnh hành pháp mới, ông Trump cho rằng WHO đã không đáp ứng kịp thời và hiệu quả với đại dịch, thiếu các cải cách quan trọng và thiếu độc lập khi chịu ảnh hưởng chính trị từ các quốc gia thành viên.
Ngoài ra, ông cũng cho rằng Mỹ đã phải chi quá nhiều tiền cho WHO so với các quốc gia khác, trong khi các khoản đóng góp của Mỹ không được công nhận tương xứng. Ông Trump lập luận rằng việc tiếp tục yêu cầu Mỹ đóng góp một khoản tiền lớn là bất công và không hợp lý. Đây là lý do chính để ông quyết định chính thức rút Mỹ khỏi tổ chức này.

Trước đó, ông Donald Trump đã ký gần 100 sắc lệnh hành pháp liên quan tới hàng loạt lĩnh vực, qua đó hiện thực hóa các cam kết tranh cử. Các sắc lệnh tập trung vào những vấn đề “nóng” trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống vừa qua của ông Trump như nhập cư, thuế quan, công nghệ và khai thác dầu mỏ.
Cụ thể, tân Tổng thống Mỹ đã ký tới 10 sắc lệnh hành pháp liên quan tới vấn đề an ninh biên giới phía nam và chống nhập cư trái phép, trong đó có sắc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia tại biên giới, tạo điều kiện cho quân đội Mỹ hoàn thành việc xây dựng bức tường biên giới giáp Mexico; đình chỉ chương trình tái định cư người tị nạn trong ít nhất 4 tháng; chấm dứt quyền công dân dựa trên nơi sinh.
Tổng thống Trump ký hàng chục sắc lệnh liên quan tới việc gia hạn thời gian hoạt động của mạng xã hội Tik Tok tại Mỹ để tạo điều kiện cho công ty mẹ ByteDance thoái vốn; ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về năng lượng để trao thêm quyền hạn và đẩy nhanh tiến độ cấp phép cho các dự án đường ống dẫn và nhà máy điện.
Nhà Trắng cho biết Tổng thống Donald Trump một lần nữa sẽ rút Mỹ khỏi Thỏa thuận Paris về khí hậu. Về thuế quan, ông chủ thứ 47 của Nhà Trắng đã ký các sắc lệnh áp thuế 25% đối với tất cả các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Mỹ từ Canada và Mexico, áp thêm 10% thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Trung Quốc; chỉ đạo các cơ quan liên bang khởi động điều tra các hoạt động thương mại như thâm hụt thương mại, các hoạt động tiền tệ bất bình đẳng, hàng giả và quy định đặc biệt cho phép các mặt hàng có giá trị xuất khẩu thấp vào nền kinh tế lớn nhất thế giới mà không bị đánh thuế.
Ngoài ra, tân Tổng thống Trump còn ký hàng loạt sắc lệnh liên quan tới việc đổi tên Vịnh Mexico; quyền của người chuyển giới, với quan điểm nước Mỹ sẽ chỉ công nhận hai giới tính duy nhất là nam và nữ; chấm dứt những chính sách ưu đãi đối với lĩnh vực xe điện.


Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã có mặt tại Tòa án Trung tâm Seoul ngày 21/4 để tham dự phiên điều trần hình sự lần thứ hai liên quan đến cáo buộc nổi dậy.
Đại sứ Ukraine tại Liên hợp quốc, ông Andrey Melnik, vừa kêu gọi Thủ tướng sắp nhậm chức của Đức Friedrich Merz chuyển giao ngay tên lửa hành trình Taurus cho Kiev.
Thị trường chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ, đồng USD cũng sụt giảm trong phiên giao dịch sáng 21/4.
Phó Tổng thống Mỹ JD Vance bắt đầu chuyến thăm Ấn Độ từ ngày 21/4. Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của ông kể từ khi nhậm chức.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 20/4 đã đề xuất Nga ngừng toàn bộ các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự trong thời gian ít nhất 30 ngày.
Số người thiệt mạng trong vụ không kích mới của Mỹ nhằm vào một khu chợ đông đúc ở thủ đô Sanaa (Yemen) vào tối 20/4 đã tăng lên 12 người, trong khi ít nhất 30 người khác bị thương.
0