Tổng thống Putin phát động cuộc tập trận hạt nhân

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố khởi động một cuộc tập trận răn đe hạt nhân chiến lược. Cuộc tập trận sẽ bao gồm các vụ phóng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình.

Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng, bộ ba hạt nhân vẫn là sự bảo đảm đáng tin cậy cho an ninh và chủ quyền của Nga, đồng thời giúp duy trì "sự cân bằng hạt nhân và cán cân quyền lực trên thế giới".

"Với sự gia tăng căng thẳng địa chính trị cũng như sự xuất hiện của các mối đe dọa và rủi ro bên ngoài mới, điều quan trọng là phải có các lực lượng chiến lược hiện đại luôn sẵn sàng chiến đấu".

Ông lưu ý rằng Moscow có kế hoạch cải thiện hơn nữa tất cả các "thành phần" của bộ ba hạt nhân của mình. Tổng thống Putin cho biết Nga muốn duy trì lực lượng hạt nhân của mình ở mức "cần thiết ", nhưng không để bị kéo vào một cuộc chạy đua vũ trang mới.

Theo Tổng thống Putin, lực lượng chiến lược của Moscow được trang bị thiết bị hiện đại tới 94%. Quân đội cũng sẽ nhận được các hệ thống tên lửa cố định và di động mới có độ chính xác cao hơn và thời gian chuẩn bị phóng ngắn hơn so với các thế hệ trước.

Các hệ thống mới cũng sẽ có khả năng thâm nhập phòng thủ tên lửa cao hơn. Theo Tổng thống Putin, Hải quân Nga sẽ được cung cấp tàu ngầm nguyên tử mới và máy bay ném bom chiến lược hiện đại.

Tồng thống Putin nhấn mạnh rằng bộ ba hạt nhân vẫn là sự bảo đảm đáng tin cậy cho an ninh và chủ quyền của Nga

Vào ngày 14/10, NATO đã tiến hành các cuộc tập trận hạt nhân quy mô lớn. 13 quốc gia thành viên của khối do Mỹ đứng đầu đã tham gia cuộc tập trận thường niên 'Steadfast Noon', có sự tham gia của khoảng 2.000 quân nhân và hơn 60 máy bay. Các thành viên NATO ở châu Âu đang huấn luyện để triển khai vũ khí do Mỹ cung cấp theo thỏa thuận chia sẻ hạt nhân của tổ chức này.

Điện Kremlin khi đó cho biết, các cuộc tập trận sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng giữa Nga và phương Tây trong bối cảnh xung đột Ukraine.

Tháng trước, Tổng thống Putin cũng đề xuất cập nhật học thuyết hạt nhân của Nga. Theo những thay đổi này, hành động xâm lược chống lại Nga và đồng minh thân cận nhất của nước này là Belarus bởi bất kỳ quốc gia phi hạt nhân nào - bao gồm cả Ukraine - "với sự tham gia hoặc hỗ trợ của một quốc gia hạt nhân" sẽ được coi là "cuộc tấn công chung" có thể gây ra phản ứng hạt nhân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.

Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.

Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.

Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.