Tổng thống Nga nêu lý do đàm phán với Ukraine thất bại

"Nga chưa bao giờ loại trừ giải pháp đàm phán để đạt được hòa bình trong cuộc xung đột Ukraine, nhưng bất kỳ cuộc thảo luận nào cũng phải tính đến lợi ích của tất cả các bên liên quan, bao gồm cả Moscow", Đài truyền hình RT trích dẫn lời Tổng thống Vladimir Putin cho biết.

Trong cuộc phỏng vấn ngày 15/5 với Tân Hoa Xã trước thềm chuyến thăm Trung Quốc, Tổng thống Putin đã ca ngợi sáng kiến hòa bình của Bắc Kinh trong cuộc xung đột Ukraine: “Sáng kiến này thể hiện mong muốn thực sự của những người bạn Trung Quốc của chúng ta là giúp ổn định tình hình trong khu vực”.

Đề xuất này được Bắc Kinh đưa ra lần đầu tiên vào tháng 2 năm ngoái, kêu gọi ngừng bắn, “tôn trọng chủ quyền của tất cả các quốc gia” và “từ bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh”. Đề xuất cũng nhấn mạnh rằng “an ninh của một khu vực không thể đạt được bằng cách tăng cường hoặc mở rộng các khối quân sự”.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Nhà lãnh đạo Nga ca ngợi Bắc Kinh đã thúc đẩy ý tưởng về “an ninh không thể chia cắt”, lưu ý rằng những nguyên tắc này có thể đảm bảo rằng các mối quan ngại của Nga không bị bỏ qua, đồng thời mở đường cho một nền hòa bình lâu dài và bền vững.

“Thật không may, cả Ukraine và các nước phương Tây đều không ủng hộ sáng kiến này”, ông Putin cho biết và nói thêm rằng các nước này chưa sẵn sàng cho một cuộc đối thoại dựa trên việc cân nhắc lợi ích của nhau để giải quyết các nguyên nhân cơ bản của cuộc khủng hoảng.

Tổng thống Nga khẳng định bất kỳ cuộc đối thoại nào cũng phải bao gồm một cuộc thảo luận thực chất về sự ổn định và đảm bảo an ninh toàn cầu cho Nga cũng như các nước khác.

“Chúng tôi đang tìm kiếm một giải pháp toàn diện, bền vững và công bằng cho cuộc xung đột này thông qua các biện pháp hòa bình. Chúng tôi sẵn sàng đối thoại về Ukraine, nhưng các cuộc đàm phán như vậy phải tính đến lợi ích của tất cả các quốc gia liên quan đến cuộc xung đột, bao gồm cả Nga” – Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Nhà lãnh đạo Nga nhắc lại rằng Moscow đã tham gia đàm phán với Kiev ngay từ đầu cuộc xung đột, dẫn đến một dự thảo thỏa thuận hòa bình mang lại sự đảm bảo an ninh cho Ukraine. Tuy nhiên, sau khi Nga rút lực lượng khỏi Kiev hồi tháng 4/2022, Ukraine đã cắt đứt thỏa thuận vì nghe theo lời khuyên của phương Tây là tiếp tục chiến đấu “để đánh bại Nga về mặt chiến lược”, ông Putin nói.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.

Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.

Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.

Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.

Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.