Tổng thống Hàn Quốc bị điều tra vì vụ thiết quân luật

Cảnh sát Hàn Quốc đã mở cuộc điều tra nhằm vào Tổng thống Yoon Suk-yeol cùng nhiều quan chức cấp cao, với cáo buộc phạm tội phản quốc khi ban bố thiết quân luật.

Cuộc điều tra được tiến hành sau khi có 2 đơn khiếu nại từ đảng Tái thiết Hàn Quốc đối lập và nhóm 59 nhà hoạt động. Những người nộp đơn khiếu nại cáo buộc Tổng thống Yoon Suk-yeol, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun, Tham mưu trưởng lục quân Park An-su và Bộ trưởng Nội vụ Lee Sang-min “phạm tội phản quốc và các tội khác”, xoay quanh vai trò của họ trong quyết định ban bố thiết quân luật đêm 3/12.

Công tố viên Hàn Quốc đã áp lệnh cấm xuất cảnh với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun, người vừa từ chức hôm qua, vì ông Kim Yong-hyun được cho là người đề xuất Tổng thống Yoon Suk-yeol ban hành lệnh thiết quân luật.

Trước đó, phát biểu tại phiên điều trần của Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Kim Seon-ho đã xác nhận cựu Bộ trưởng Quốc phòng - ông Kim Yong-hyun ra lệnh triển khai quân đội đến Quốc hội. Phe đối lập, hiện nắm 191 trong 300 ghế tại Quốc hội, gọi hành động thiết quân luật của Tổng thống là “phản quốc” và đã khởi động quy trình luận tội.

Quốc hội dự kiến bỏ phiếu ngày 6/12. Phe đối lập cần sự ủng hộ từ một số nghị sĩ đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền của Tổng thống Yoon Suk-yeol để hội đủ 2/3 số phiếu cần thiết nhằm thông qua đề xuất luận tội. Tuy nhiên, đảng Quyền lực Nhân dân tuyên bố sẽ phản đối động thái này.

Không chỉ đối mặt với sức ép từ các đảng phái chính trị, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cũng đang phải đối mặt chỉ trích gay gắt từ phía người dân nước này. Từ tối qua cho đến sáng nay, nhiều người dân Hàn Quốc đã đổ xô về khu vực trung tâm các đô thị lớn trên khắp nước này để thắp nến biểu tình yêu cầu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol từ chức.

Với những gì đang diễn ra, có thể thấy rằng Tổng thống Yoon Suk Yeol đang đối mặt với áp lực rất lớn và phải đứng trước hai lựa chọn khó khăn mà phe đối lập và cả đảng cầm quyền cũng như người dân Hàn Quốc đặt ra cho ông. Đó là buộc phải từ chức hoặc đối mặt với luận tội và sau đó bị phế truất.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.

Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.

Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.

Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.