Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người định hướng phát triển Thủ đô
8 năm công tác tại Hà Nội, trên các cương vị Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Thành ủy; 22 năm là Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, trong suốt cuộc đời hoạt động “vì nước, vì dân”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành những tình cảm, sự quan tâm đặc biệt cho Hà Nội qua những chỉ đạo, định hướng sâu sắc, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển trước mắt và lâu dài của Thủ đô.
Trước một mùa Xuân mới, gần như năm nào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đến chúc Tết đảng bộ chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội. Chúc mừng những kết quả to lớn đạt được trong năm, Tổng Bí thư luôn căn dặn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô qua những câu chuyện tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho Hà Nội, từ đó khơi gợi niềm tự hào về mảnh đất ngàn năm văn hiến và anh hùng, hào hoa và thanh lịch, để rồi "dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội.

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi về công tác tại Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã kết hợp rất nhuần nhuyễn Chủ nghĩa Mác – Lenin về Chủ nghĩa xã hội vào thực tiễn tại Hà Nội. Với tinh thần “Quyết liệt, quyết liệt hơn nữa; Hiệu quả, hiệu quả hơn nữa”, đồng chí cùng tập thể Ban Thường vụ Thành ủy đã tạo ra bước nhảy vọt, tạo nên diện mạo mới cho cho Thủ đô Hà Nội.
Đồng chí được nhân dân yêu mến, tin tưởng, đồng thuận khi đưa ra những quyết sách lớn phát triển Thủ đô, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Riêng trong kinh tế, Hà Nội xác định muốn đẩy mạnh công nghiệp hóa thì phải chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, theo hướng tăng giá trị dịch vụ, giảm bớt giá trị nông nghiệp. Dịch vụ ở đây là tài chính, ngân hàng, từ đó giá trị nông nghiệp giảm xuống là đương nhiên, vì đất cho công nghiệp hóa sẽ tăng lên.
Trong giai đoạn 6 năm đồng chí đảm nhiệm vị trí Bí thư Thành ủy, từ năm 2000 đến 2006, Thủ đô đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế liên tục phát triển với tốc độ cao và ổn định. Bình quân trong 5 năm (2001-2005), GDP của Hà Nội tăng 11,1%/năm, bằng 1,5-1,6 lần tốc độ tăng GDP bình quân của cả nước.

Nếu năm 2000, GDP của Hà Nội mới đạt 39.944 tỷ đồng (chiếm 9,04% tổng GDP cả nước), thì đến năm 2007 đã tăng lên 137.935 tỷ đồng (chiếm 12,06%). Mức thu nhập bình quân đầu người từ năm 2000 đến 2006 đã tăng 2,5 lần, từ 7,4 lên 18,4 triệu đồng.
Sau này, ở cương vị Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và người đứng đầu Đảng, Tổng Bí thư vẫn tiếp tục dành những tình cảm, sự quan tâm đặc biệt cho Thủ đô Hà Nội. Đây không chỉ là tình cảm với mảnh đất nơi đồng chí sinh ra và lớn lên, mà còn là trách nhiệm đối với Thủ đô - trái tim của cả nước.
Trong nhiệm kỳ này, Tổng Bí thư cùng tập thể Bộ Chính trị đã sớm ban hành Nghị quyết số 15 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây chính là sự quan tâm đặc biệt và cũng là yêu cầu, mong muốn, tin tưởng Hà Nội thực sự phát triển, gương mẫu đi đầu, Hà Nội cùng cả nước, vì cả nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn thường nhắc đến nhiệm vụ và sứ mệnh mà Đảng, Bác Hồ đã xác định: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”, “Văn hóa là hồn cốt dân tộc, nói lên bản sắc dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc còn”. Do vậy, đối với Hà Nội, Tổng Bí thư luôn đặc biệt nhấn mạnh thành phố cần giữ gìn và phát huy giá trị của văn hóa song hành với kinh tế - xã hội.
Những định hướng lớn của đồng chí Tổng Bí thư đã tiếp thêm sức mạnh cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa. Sự tham gia tích cực của toàn bộ cộng đồng, các chính sách văn hóa mới thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mất đi, cả nước tiếc thương một con người vĩ đại, cả cuộc đời tận hiến vì nước vì dân. Những chỉ đạo, động viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã và đang là kim chỉ nam quan trọng để Nhân dân Hà Nội tiếp tục phát triển, đổi mới, giữ vững vị thế của mình trong lòng dân tộc và bạn bè quốc tế.
"Phân cấp, phân quyền phải đi liền với tăng kiểm soát và giám sát" là nội dung được nhiều đại biểu đề cập khi thảo luận về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật chính quyền địa phương (sửa đổi).
Hội đồng Chung khảo Cuộc thi viết về đề tài "Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới" lần thứ 4 (2024-2025) đã thống nhất lựa chọn 30 tác phẩm xuất sắc trình Ban Tổ chức quyết định trao 03 loại giải.
Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ lại quy định về quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân đối với Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân trong Dự thảo bổ sung, sửa đổi Hiến pháp 2013.
Việc lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 sẽ được hoàn thành vào ngày 5/6/2025.
Thành phố Hải Phòng đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng, đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng” và khai mạc Lễ hội Hoa phượng đỏ - Hải Phòng 2025 vào tối 13/5.
Tại phiên thảo luận chiều 13/5, ý kiến ĐBQH bày tỏ sự đồng tình với việc ban hành Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt luật hóa tinh thần "chấp nhận rủi ro" trong nghiên cứu khoa học.
0