Tòa án Hà Lan chuẩn bị công bố phán quyết vụ MH17

Trước đó, các công tố viên cho rằng 4 bị cáo đã hỗ trợ cung cấp hệ thống phóng tên lửa dùng để bắn máy bay MH17, đồng thời đề nghị mức án chung thân cho cả 4 bị cáo bao gồm 3 người Nga và 1 người Ukraine.
Luật sư đại diện cho Oleg Pulatov, 1 trong 4 nghi phạm, cho rằng phiên xét xử này không công bằng, khi các công tố viên không xem xét các giả thiết khác về nguyên nhân gây rơi máy bay hay sự tham gia của Pulatov. Hiện cả 4 nghi can liên quan đến vụ việc đều chưa bị bắt giữ, với 3 đối tượng đang bị xét xử vắng mặt trong khi Putalov không được coi là xét xử vắng mặt do có luật sư đại diện.
Chiếc máy bay mang số hiệu MH17 trong hành trình từ Amsterdam (Hà Lan) đi Kuala Lumpur (Malaysia) đã bị rơi do trúng tên lửa trên bầu trời miền Đông Ukraine ngày 17/7/2014. Toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn trên máy bay thiệt mạng. Nhà chức trách Ukraine và một số nước phương Tây cho rằng Nga và lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine đứng sau vụ việc này, song Moskva và lực lượng trên kiên quyết bác bỏ, khẳng định máy bay đã trúng một tên lửa bắn đi từ khu vực do quân đội Chính phủ Ukraine kiểm soát.
Tháng 6/2019, Nhóm điều tra hỗn hợp (JIT) về vụ rơi máy bay MH 17, do Hà Lan đứng đầu, thông báo kết luận điều tra, theo đó truy tố 3 công dân Nga và 1 công dân Ukraine với cáo buộc bắn rơi máy bay MH17.
Nga đã bác bỏ kết luận này của JIT, trong khi Thủ tướng Malaysia khi đó là ông Mahathir Mohamad cũng đặt nghi vấn về tính khách quan của cuộc điều tra, cho rằng vụ việc đã trở thành vấn đề chính trị nhằm làm mất uy tín Nga.


Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.
Các buổi lễ Phục sinh trên khắp Ukraine đã diễn ra ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ngừng bắn tạm thời cho đến nửa đêm Chủ Nhật ngày 21/4 (theo giờ Moscow).
0