Tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ (phần 13) - Ma Văn Kháng

Có lẽ Cừ cũng là một nhân vật được nhà văn Ma Văn Kháng dành nhiều tâm huyết để xây dựng như một sự đối lập đột phá trong bức tường giá trị văn hóa, giá trị cốt lõi của một gia đình. Trong phần 13 của tiểu thuyết, Cừ đã gửi một bức thư từ xứ người về cho bố. Những cảm nhận của anh từ một chàng trai 13 tuổi, những ấm ức của một cậu bé có phần ngỗ ngược trong sự dạy dỗ khắt khe của bố mẹ. Và những cảm xúc có chút hối hận về giá trị của một gia đình, của dân tộc khi anh phải đối diện với những cô đơn, khó khăn nơi xứ người.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Ông Nguyễn Sinh Sắc cùng hai con trai là Khiêm và Côn chuẩn bị vào Huế nhận chức quan do triều đình bổ nhiệm. Cô Thanh được giao ở lại quê nhà để trông coi nhà cửa, ruộng vườn và hương hoả. Ông Sắc xúc động, day dứt vì những thiệt thòi mà đứa con gái của ông phải chịu đựng. Giữa lúc chuẩn bị lên đường, một tin dữ lan truyền khi vua Thành Thái bị thực dân Pháp bắt, kinh thành Huế có biến.

Khoảng thời gian tháng 9 năm 1905, Côn và Khiêm được gửi lên Thành Vinh theo học Trường Tiểu học Pháp Việt. Trong buổi khai giảng đầu tiên, cả hai choáng ngợp trước không khí trang trọng và bài diễn văn ca ngợi nước Pháp với ba khẩu hiệu "Tự do - Bình đẳng - Bác ái". Những lời lẽ ấy khiến Côn băn khoăn khi so với thực tế, đất nước vẫn đang bị đô hộ. Vào lớp, cậu nhanh chóng bộc lộ khả năng vượt trội khiến cô giáo không khỏi bất ngờ và tính đến việc chuyển cậu lên lớp trên.

Đầu thế kỷ XX, giữa thời cuộc đảo điên khi lòng người phân tán và kẻ sĩ chia đôi ngả vẫn có những bước chân lặng lẽ chọn đi ngược dòng xu thế để giữ lấy chí khí. Ở một căn nhà nhỏ nơi đất khách, ông Sắc bộc lộ mong muốn rời nơi trú ngụ tạm thời để tiếp tục cuộc hành trình học hỏi, kết giao, tìm đến những sĩ phu cùng chí hướng trải dài khắp ba kỳ đất nước. Côn nay đã lớn, không giấu nổi sự háo hức trong ánh mắt cậu bé. Những chuyến đi không chỉ là cơ hội mở mang tri thức mà còn là con đường nối dài lý tưởng mà cha và các bậc tiền bối như cụ Phan Bội Châu đã từng theo đuổi.

Sau một hành trình dài, Khiêm và Côn đặt chân đến nhà ông bà Tưởng. Tại đây, họ được đón tiếp bằng tất cả sự nồng hậu và chân thành. Ông Tưởng quý Côn bởi sự lễ phép, điềm đạm và tài chơi cờ khiến bao người nể phục. Dân làng cũng dành cho cậu bé một ánh mắt thiện cảm vì cách cư xử luôn đúng mực và chừng mực hơn tuổi. Những tưởng có thể ở lại lâu hơn để cùng cha yên ổn sống những ngày tháng thanh bình nhưng một linh cảm chẳng lành khiến ông Sắc luôn bồn chồn nóng ruột. Hiểu được nỗi lo của cha, Côn đã rủ anh trai quay về thăm nhà, nơi dường như đang có điều gì đó bất ổn chờ họ ở phía trước.

Tình hình ở làng Sen vẫn diễn ra phức tạp khi người đi cửa rào trở về với thân thể bầm dập, mắt không còn ánh nhìn, có nhà chẳng thấy con em đâu nữa. Không khí u ám nặng nề bao trùm từng nếp nhà, từng bữa cơm của người dân. Giữa lúc đó, triều đình cử giấy mời ông Sắc nhậm chức quan phó bảng. Trong cảnh khó khăn, vinh dự ấy như ánh sáng le lói giữa đêm tối, không chỉ là niềm tự hào của riêng gia đình ông mà còn là niềm an ủi hiếm hoi cho cả làng Sen.

Côn và bạn Võ Cung sau khi mua một cuốn sách Nam sử yếu lược đã cùng đọc và ghi nhớ những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Tuy nhiên, khi Côn về nhà và nói dối với cha về việc không mua được sách, ông Sắc tỏ ra nghi ngờ và yêu cầu Côn phải tóm tắt những gì học được. Khi con thể hiện trí nhớ và sự biết ơn, ông Sắc đã cảm thấy ngạc nhiên và khen ngợi con trai mình.