Tiềm năng du lịch tâm linh trong công nghiệp văn hóa

Những ngày đầu năm mới, đi lễ đền, chùa để cầu may mắn, vạn sự tốt đẹp đến cho cả gia đình và người thân đã thành một nét đẹp trong văn hoá truyền thống Việt. Vì thế, du lịch tâm linh trở thành một nhu cầu, mang lại những cảm xúc và trải nghiệm thiêng liêng về tinh thần của con người. Đây cũng được xem là một trong những dòng sản phẩm du lịch có thể tạo sức hút, không chỉ du khách trong nước và cả cho du khách quốc tế khi đến Việt Nam.

Khai thác tiềm năng du lịch tại các địa phương

Huyện Đông Anh với bề dày lịch sử văn hóa truyền thống hiện có trên 400 di tích đã được xếp hạng và hơn 98 lễ hội văn hóa truyền thống. Cùng với những tua du lịch tâm linh, ông Nguyễn Đức Phi - trưởng phường rối nước Đào Thục luôn mong muốn mang những nét văn hóa truyền thống của làng để phục vụ du khách khi tới thăm quan và trải nghiệm trên mảnh đất Đông Anh.

Bà Nguyễn Thị Tám - Phó Chủ Tịch UBND Huyện Đông Anh chia sẻ, để bảo tồn và phát huy văn hoá vật thể, phi vật thể trên địa bàn huyện, việc kết nối tạo ra các điểm du lịch và khai thác giá trị văn hoá giúp người dân trên địa bàn các xã (có di tích) vừa trao truyền, gìn giữ những giá trị văn hoá truyền thống, vừa đóng góp vào phát triển kinh tế của địa phương.

Tiềm năng du lịch tâm linh trong công nghiệp văn hóa

Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội lớn nhất Việt Nam và cũng là lễ hội có thời gian kéo dài nhất trong các lễ hội ở nước ta. Nơi đây vào mỗi dịp đầu năm mới, thời tiết sắc xuân còn se lạnh, cảnh nước thiên nhiên hùng vĩ đã thu hút hàng triệu du khách gần xa, khách trong nước và quốc tế về với miền đất Phật để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn hòa quyện với thiên nhiên.

Du lịch tâm linh ngày càng có sức hút với du khách Việt Nam

Sự cải tiến của các điểm đến du lịch

Ông Nguyễn Bá Thoát - Xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam cho biết, khác với mọi năm, đò được sắp xếp rất quy củ, không có chuyện chen lấn hay mời chào hay níu kéo khách.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Trung Hiếu - Phó Giám Đốc Sở Du Lịch Hà Nội thông tin thêm, việc quy định thời gian vận chuyển du khách đi đò đã trở nên quy củ hơn, để đảm bảo an toàn cho du khách khi về tham quan lễ phật tại chùa Hương, đồng thời bạn tổ chức lễ hội tiếp tục đưa xe điện vào vận hành để nâng cao chất lượng phục vụ đón tiếp khách.

Hoạt động vận chuyển du khách đi đò tại Lễ hội chùa Hương đã trở nên quy củ, nề nếp hơn

Nhận định du lịch văn hóa vẫn là cốt lõi của du lịch Thủ đô và sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh đang được coi là “mỏ vàng” có thể tạo nguồn thu cho du lịch, từ các trải nghiệm cho du khách dựa vào các giá trị văn hóa dân gian.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khác với các kiểu cắm hoa rực rỡ phương Tây, nghệ thuật cắm hoa Ikebana của Nhật Bản lại hướng về sự tối giản.

Festival Phở 2025 đã khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long với chủ đề “Tinh hoa Phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số”, thu hút đông đảo người dân và du khách quốc tế tới trải nghiệm.

Đại diện Cộng đồng Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức Chương trình biểu diễn thời trang “Áo dài Việt Nam - Di sản kết nối” từ ngày 18-20/4 tại Bắc Kinh, nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc và “Năm Giao lưu Nhân văn Việt - Trung”.

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.