Thương mại điện tử xuyên biên giới thúc đẩy xuất khẩu
Các doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng phạm vi kinh doanh quốc tế với số lượng sản phẩm xuất khẩu và bán ra trên Amazon tăng 300% trong 5 năm qua.
Thương mại điện tử xuyên biên giới là một trong những trụ cột quan trọng được Chính phủ quan tâm để thúc đẩy tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam.
Trong đó, việc tạo môi trường, xây dựng các mối quan hệ hợp tác kinh doanh, nắm bắt quy trình vận hành trên nền tảng số và hiện đại hóa hoạt động thương mại góp phần không nhỏ tạo cơ hội mở rộng thị trường.

Thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới.
Tính đến tháng 8/2023, đã có hơn 17 triệu sản phẩm từ Việt Nam được bán ra trên sàn thương mại điện tử Amazon, doanh thu của nhà bán hàng trong năm 2023 tăng trưởng trên 50%.

Ông Trịnh Khắc Toàn - Giám đốc khu vực miền Bắc của Amazon Global Selling, cho biết: ''Việt Nam sẽ trở thành một mắt xích quan trọng tiếp theo trong chuỗi cung ứng về TMĐT xuyên biên giới của toàn cầu, chúng ta có thể nói đây là thời điểm vàng để phát triển TMĐT xuyên biên giới tại Việt Nam. Lý do là bởi chúng ta có một đội ngũ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất nhanh nhạy trong việc bắt nhịp với TMĐT xuyên biên giới. Chúng ta đón sự dịch chuyển sản xuất từ các quốc gia về Việt Nam để biến Việt Nam thành trung tâm sản xuất toàn cầu''.

Theo các chuyên gia, thương mại điện tử không chỉ mở ra những cơ hội mới mà còn đặt ra nhiều thách thức. Việc thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng, sự phát triển của công nghệ, cũng như yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm và dịch vụ là những yếu tố mà các doanh nghiệp cần phải thích nghi và đổi mới.
Ông Trần Quý Hiến, Tổng Giám đốc Ecomstone Việt Nam, cho biết: ''Trước đây chúng ta chỉ làm gia công theo đơn hàng nước ngoài, nhưng hiện nay qua Amazon chẳng hạn, chúng ta sẽ bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Thế cho nên việc thiết kế bao bì, nhãn mác… rất quan trọng, thì doanh nghiệp chúng ta đang bị loay hoay trong việc đó. Thứ hai là những rào cản liên quan đến thuế hoặc rào cản kĩ thuật như FDI Hoa Kỳ hoặc một số chứng nhận, chứng chỉ thì hầu hết chúng ta đang thiếu''.

Ông Trần Văn Trọng - Tổng Thư ký Hiệp hội Thương mại điện tử, nhận định: ''Phần lớn doanh nghiệp của chúng ta là doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ. Thậm chí chúng ta có nhiều hộ kinh doanh, các hợp tác xã và đây mới là nhóm có nhiều hàng hóa sản phẩm nhất của Việt Nam, sản phẩm đa dạng phong phú.
Tuy nhiên, đặc thù họ là những người chuyên sản xuất nên chưa tiếp cận được các hình thức thương mại kiểu mới như TMĐT hay TMĐT xuyên biên giới, họ bán TMĐT trong nước vẫn còn khó khăn do phần lớn đã quen chỉ sản xuất, là người trung tuổi khó tiếp cận công nghệ, nên điểm yếu lớn nhất của chúng ta bây giờ là nguồn nhân lực''.
Để nâng cao được năng lực cạnh tranh, xây dựng được thương hiệu toàn cầu, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế Số - Bộ Công Thương sẽ đào tạo khoảng 10.000 nhân lực cho các doanh nghiệp về thương mại điện tử xuyên biên giới trong vòng 5 năm tới nhằm nâng cao kỹ năng bán hàng.
Bộ Công Thương đã tiến hành nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các khóa đào tạo, qua đó giúp doanh nghiệp có cơ hội đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của mình tại thị trường trong nước và quốc tế.


Cùng với các giải pháp cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho toàn thành phố, ngành điện Thủ đô đã không ngừng ứng dụng các thành tựu của công nghệ vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng.
Động thái tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và áp mức thuế đối ứng thấp hơn (chỉ 10%) của Mỹ đã giúp doanh nghiệp giảm bớt lo lắng, có thêm thời gian đám phán với đối tác cũng như tìm kiếm thêm thị trường.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt ba doanh nghiệp: Sợi Thế Kỷ, Hưng Thịnh Land và Tập đoàn Đại Châu do vi phạm quy định công bố thông tin.
Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.
Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) đã phối hợp với Đại sứ quán EU tại Việt Nam tổ chức tọa đàm “Thuế quan Mỹ”, qua đó bày tỏ tin tưởng vào các chính sách và đường lối của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh bị Mỹ áp 46% thuế.
Trước "cơn sóng thần" mang tên thuế đối ứng của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp trong ngành logistics đã nhanh chóng có biện pháp ứng phó, đa dạng hóa thị trường để không gián đoạn chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh.
0