Thúc đẩy hợp tác giáo dục đào tạo Việt Nam và Australia
Australia là điểm đến hàng đầu của du học sinh Việt Nam. Trên 80.000 học sinh, sinh viên đã và đang theo học tại Australia; hơn 200 cơ sở giáo dục Việt Nam và Australia có các chương trình hợp tác. Các trường đại học hai bên đã có hơn 5.000 nghiên cứu chung. Hàng ngàn suất học bổng được trao cho các cán bộ, doanh nghiệp, chuyên gia Việt Nam trong những năm qua, đóng vai trò “cầu nối” quan trọng cho quan hệ Việt Nam - Australia.
Bà Jen Bahen, Tham tán Giáo dục Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, cho biết: "Đại học RMIT đã có 2 cơ sở ở 2 thành phố lớn nhất của Việt Nam. Chúng tôi cũng có khoảng 20 trường đại học lớn nhỏ, chiếm gần một nửa số trường đại học của Australia, đang có mối liên kết, hợp tác chặt chẽ với các cơ sở giáo dục của Việt Nam. Chúng tôi mong muốn sắp tới các trường đại học này không chỉ tham gia đào tạo học sinh, sinh viên Việt Nam, mà còn tổ chức thêm chương trình trao đổi sinh viên, giảng viên, giúp Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực một cách có chiến lược, hiệu quả, đồng thời góp phần gắn kết tình hữu nghị giữa 2 nước".

Trong chuyến thăm chính thức Australia, ngày 7/3, dự và phát biểu tại Diễn đàn Giáo dục Việt Nam - Australia, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Việt Nam chú trọng, ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, đề nghị tăng số lượng và nâng cao chất lượng các chương trình hợp tác, liên kết giữa các cơ sở giáo dục đào tạo, đại học của hai nước, trong đó chú trọng hơn đến nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ những ngành mà Việt Nam còn thiếu và phía Australia có thế mạnh như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, năng lượng xanh, sạch, công nghệ sinh học.


Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.
Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.
Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.
Chương trình ôn thi trên truyền hình và trực tuyến của Đài Hà Nội không chỉ mang đến phương pháp học tập, ôn thi hiệu quả cho các em học sinh mà còn giúp các giáo viên trong nghề bồi dưỡng thêm chuyên môn từ chính đồng nghiệp của mình.
Thành phố Hà Nội đang ưu tiên nguồn lực, tích cực khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu từ 80 - 85% trường học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.
0