Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Ba Lan
Đón Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phu nhân và Đoàn đại biểu Việt Nam tại sân bay Warsaw: về phía Ba Lan có Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Bartoszewsky, Đại sứ Ba Lan tại Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Lễ tân, Vụ trưởng Vụ châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Ba Lan; về phía Việt Nam có Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan Hà Hoàng Hải, cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện kiều bào Việt Nam tại Ba Lan.
Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đến Ba Lan sau 15 năm. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Ba Lan phát triển tốt đẹp, đang hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước.
Dự kiến trong chuyến công tác này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ hội đàm, hội kiến với lãnh đạo cấp cao của Ba Lan như: Tổng thống Andrzej Duda, Thủ tướng Donald Tusk, Chủ tịch Hạ viện Szymon Holownia, Chủ tịch Thượng viện Malgorzata Kidawa-Blonska. Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Tổng hợp Warsaw; thăm Viện Nghiên cứu Quốc gia về An ninh mạng; tiếp Lãnh đạo Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Ba Lan; dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan và tiếp các Tập đoàn kinh tế hàng đầu Ba Lan. Đặc biệt, Thủ tướng sẽ gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan; dự chương trình "Xuân Quê hương 2025" và chúc Tết bà con Việt kiều tại Ba Lan; thăm Trung tâm Thương mại ASG - nơi bà con người Việt Nam kinh doanh.
Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Ba Lan lần này nhằm tạo đột phá, nâng tầm quan hệ giữa hai nước, qua đó đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với khu vực Trung Đông Âu.
Trong đó, hai bên sẽ thảo luận đưa ra giải pháp tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, quốc phòng - an ninh, kinh tế - thương mại - đầu tư, giáo dục - đào tạo, văn hóa - thể thao - du lịch, hợp tác địa phương, giao lưu nhân dân, nông nghiệp, môi trường, y tế, công nghệ thông tin và truyền thông, tư pháp, hợp tác phát triển, hợp tác lao động… giữa hai quốc gia.
Từ ngày 13 đến 21/5, Công an Hà Nội tổ chức phân luồng giao thông, hạn chế các loại phương tiện lưu thông trên nhiều tuyến đường, tuyến phố... nhằm đảm bảo an ninh phục vụ Đại lễ Phật đản.
Việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã được các cấp Hội Phụ nữ Thủ đô nghiêm túc triển khai với nhiều mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả, góp phần lan tỏa giá trị đạo đức, lối sống lành mạnh trong cộng đồng.
Thảo luận về Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào sáng nay 13/5, các đại biểu Quốc hội kiến nghị có chế tài với doanh nghiệp nhà nước trong việc chậm công bố thông tin, gây ảnh hưởng tới quyền giám sát của xã hội, nhà đầu tư với các doanh nghiệp này.
Vấn nạn thực phẩm bẩn vẫn đang rất nan giải, đã đến lúc phải có chế tài đủ mạnh, xử lý nghiêm khắc để thay đổi nhận thức và thói quen của chính những người kinh doanh, sản xuất thực phẩm.
Bộ trưởng Hợp tác phát triển quốc tế và Ngoại thương Thụy Điển Benjamin Dousa nhấn mạnh, Thụy Điển mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, nhiều doanh nghiệp Thụy Điển quan tâm, mong muốn hợp tác có chiến lược đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế VAT với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết ngày 31/12/2026.
0