Thu hút vốn ngoại cho thị trường chứng khoán Việt Nam
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện vẫn chỉ chú trong đến đầu tư sản xuất, đóng góp cho thị trường xuất nhập khẩu. Tuy nhiên lại vắng bóng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tháo gỡ khó khăn trong cơ chế, chính sách
Nguyên nhân được cho là đến từ những khó khăn trong cơ chế, chính sách. Do đó, những động thái thúc đẩy thị trường chứng khoán sớm nâng hạng trong thời gian qua được nhiều chuyên gia kỳ vọng sẽ tháo gỡ những khó khăn này.

Ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán VPBankS nhận đình rằng, giải quyết được bài toán nâng hạng thì dòng vốn lớn từ quốc tế sẽ quay trở lại mua ròng tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây sẽ là "cú huých" tích cực, mang đến lợi ích như huy động vốn rẻ và gia tăng quy mô tài sản, từ đó có thể tiếp thêm động lực cho các doanh nghiệp quyết định niêm yết.

Bên cạnh đó, các chuyên gia đánh giá, dòng vốn ngoại sẽ quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024 theo sau động thái hạ dần lãi suất của Fed và các yếu tố hỗ trợ như lãi suất thấp, kinh tế vĩ mô ổn định và tăng trưởng lợi nhuận bắt đầu phục hồi.
Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp niêm yết trong thời gian sớm nhất
Theo chia sẻ của bà Phạm Thị Thùy Linh - Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, hiện nay, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước sẽ cùng phối hợp với sở Giao dịch Chứng khoán để xây dựng hồ sơ IPO đến niêm yết, rút ngắn thời gian, tạo thuận lợi cho các công ty doanh nghiệp niêm yết trong thời gian sớm nhất.

Theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, vốn hóa của doanh nghiệp FDI niêm yết, đăng ký giao dịch hiện chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn hóa thị trường (khoảng 0,3%).
Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, khi những doanh nghiệp FDI tham gia vào thị trường chứng khoán có thể làm đa dạng hóa các sản phẩm, có thêm nhiều sự lựa chọn cho nhà đầu tư, từ đó thu hút thêm nhiều khách hàng mới là cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia.


Cùng với các giải pháp cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho toàn thành phố, ngành điện Thủ đô đã không ngừng ứng dụng các thành tựu của công nghệ vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng.
Động thái tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và áp mức thuế đối ứng thấp hơn (chỉ 10%) của Mỹ đã giúp doanh nghiệp giảm bớt lo lắng, có thêm thời gian đám phán với đối tác cũng như tìm kiếm thêm thị trường.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt ba doanh nghiệp: Sợi Thế Kỷ, Hưng Thịnh Land và Tập đoàn Đại Châu do vi phạm quy định công bố thông tin.
Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.
Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) đã phối hợp với Đại sứ quán EU tại Việt Nam tổ chức tọa đàm “Thuế quan Mỹ”, qua đó bày tỏ tin tưởng vào các chính sách và đường lối của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh bị Mỹ áp 46% thuế.
Trước "cơn sóng thần" mang tên thuế đối ứng của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp trong ngành logistics đã nhanh chóng có biện pháp ứng phó, đa dạng hóa thị trường để không gián đoạn chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh.
0