Thú chơi tranh thuỷ mặc
Cũng giống như người Việt Nam thường mua tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống vào mỗi dịp đầu năm mới, người dân các nước Á Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, sẽ mua tranh thuỷ mặc. Các chủ đề chính trong tranh thường là cây cối, hoa, phong cảnh, chim thú,… nhưng đều hàm ý về một triết lý sâu xa.
Họa sĩ Lã Anh Việt cho biết: "Đầu năm, tôi cũng hay vẽ tặng bạn bè những bức tiểu phẩm như thế này. May mắn hay không thì mình chưa biết nhưng họ sẽ nhớ đến mình, trân trọng món quà mình tặng giống như mình trân trọng quà mà họ tặng mình thôi".
Mỗi bức tranh thủy mặc là sự kết hợp giữa thơ, họa và cả triết lý về nhân sinh. Ở nước ta, tranh thuỷ mặc đã được nhiều họa sĩ học tập và sáng tạo bằng thư pháp chữ quốc ngữ, mang cảm giác gần gũi hơn với người Việt.

Hoạ sĩ Kiều Quốc Khánh chia sẻ: "Đầu tiên phải nói đến quá trình rèn luyện, quá trình tu tập, mình làm chủ được cây bút, làm sao cho cái chữ đấy của mình, cái kết thể của nó phải đảm bảo được các yếu tố hài hòa. Cũng có một số hoạt động đầu năm phát triển được nghệ thuật, thú chơi này. Tôi cũng hy vọng bộ môn văn hóa này ngày càng được phát triển và bảo tồn tốt hơn".
Ngày nay, nhiều gia đình ưa chuộng treo tranh thủy mặc trong nhà với hàm ý về phúc lộc, sự thịnh vượng và khai sáng. Bên cạnh các dòng tranh dân gian, tranh thủy mặc kết hợp cùng nghệ thuật thư pháp đang góp thêm một nét văn hóa mới, làm phong phú thú chơi tranh của người Hà Nội./.
Công viên Thống Nhất được xây dựng từ năm 1958, sau đó hoàn thành vào năm 1960 khi đất nước vẫn đang bị chia cắt. Vì vậy, cái tên “Thống Nhất” nói lên khát vọng hòa bình và thống nhất hai miền Nam - Bắc của dân tộc Việt Nam.
Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam đã biến những ký ức lịch sử thành trải nghiệm sống động, từ đó truyền tải tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
Triển lãm “Đất nước trọn niềm vui” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã giới thiệu tới công chúng về hành trình vinh quang đưa cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta đến thắng lợi huy hoàng, non sông thu về một mối.
Chương trình nghệ thuật “Mùa xuân thống nhất” diễn ra tối 29/4 tại Công viên Sáng tạo, TP. HCM một lần nữa khẳng định ý nghĩa, tầm vóc vĩ đại, giá trị to lớn của Đại thắng mùa Xuân năm 1975.
50 năm đã qua kể từ ngày chiến thắng lịch sử 30/4/1975, nhưng những chứng tích sống động vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay như những bảo vật của lịch sử, của quốc gia. Chúng không chỉ ghi dấu chiến công mà còn truyền lửa cho thế hệ hôm nay.
140 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý về chặng đường gian khổ nhưng đầy hào hùng của dân tộc từ khi thực thi Hiệp định Paris năm 1973 đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đang được trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh TP.HCM.
0