Thông tin Hà Nội dành 18 tỷ để phá dỡ Hàm Cá Mập là chưa chính xác | Hà Nội tin mỗi chiều
UBND quận Hoàn Kiếm đã lên tiếng: 18 tỷ đồng không chỉ để phá dỡ tòa nhà Hàm Cá Mập. Con số này bao gồm nhiều hạng mục khác nhau, cụ thể: phá dỡ tòa nhà Hàm Cá Mập, di dời trạm biến áp lớn tại khu vực, hoàn trả mặt bằng, cải tạo hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang mặt đứng các công trình liền kề. Trong đó, riêng chi phí di dời trạm biến áp – một hạng mục kỹ thuật quan trọng của khu vực – đã chiếm một phần đáng kể. Như vậy, nếu chỉ nhìn vào con số tổng và cho rằng đó là chi phí phá dỡ thuần túy thì rõ ràng là một cách tiếp cận sai lệch.
Trước đó, khi tin tức về việc chi 18 tỷ để phá dỡ tòa nhà Hàm Cá Mập lan truyền, phản ứng đầu tiên của nhiều người là hoài nghi. Một số ý kiến thẳng thắn đặt vấn đề: “Tại sao chỉ để phá một tòa nhà mà cần đến con số lớn như vậy?”. Một số khác thì chỉ trích gay gắt hơn, cho rằng đây là biểu hiện của sự lãng phí hoặc thiếu minh bạch trong quản lý ngân sách. Nhưng nếu xem xét kỹ, 18 tỷ không chỉ dành cho việc phá dỡ.
Câu chuyện này không chỉ là vấn đề về chi phí dư luận xôn xao mà còn là một bài học về truyền thông và cách thông tin được tiếp nhận trong thời đại số.
Khi một con số xuất hiện, nếu không có đủ ngữ cảnh, nó có thể dễ dàng trở thành công cụ để kích động dư luận. Có thể thấy tiêu đề giật gân là con dao hai lưỡi và nó thật đúng đối với trường hợp này.
Giả sử thế này, nếu tiêu đề của cả thông tin là “18 tỷ để phá dỡ một tòa nhà” ngay lập tức gây sốc và thu hút sự quan tâm. Nhưng nếu thay đổi cách tiếp cận, chẳng hạn: “Hà Nội đầu tư 18 tỷ để cải tạo quảng trường trung tâm”, phản ứng có lẽ sẽ rất khác.
Trong tình huống này, việc sớm lên tiếng trước thông tin gây xôn xao dư luận của quận Hoàn Kiếm là rất kịp thời, giúp người dân hiểu rõ các hạng mục chi tiêu để tạo sự đồng thuận. Từ đó, có cái nhìn toàn diện hơn, tránh những hiểu lầm không đáng có về việc sử dụng ngân sách.
Ngay sau khi có thông tin về việc phá dỡ rồi ồn ào về kinh phí, rất nhiều người đổ xô đến Hàm Cá Mập để chụp ảnh, check-in. Công trình vốn dĩ không được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ, thậm chí từng bị xem là “phá nát cảnh quan hồ Gươm”, bỗng dưng trở thành điểm đến “hoài niệm” của giới trẻ.
Điều này nói lên điều gì? Có lẽ, nó phản ánh một hiện tượng phổ biến trong tâm lý đám đông: khi một thứ sắp biến mất, chúng ta mới thấy nó đáng giá.
Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng, một công trình tồn tại hơn 30 năm, dù gây tranh cãi, vẫn để lại những dấu ấn nhất định trong ký ức của nhiều người. Việc người ta tìm đến đây chụp ảnh, nói lời tạm biệt không hẳn vì yêu thích tòa nhà, mà có thể chỉ là một cách ghi dấu sự thay đổi của thành phố.
Dự kiến trong tháng 4, việc phá dỡ Hàm Cá Mập sẽ diễn ra. Điều này đồng nghĩa với hy vọng mở ra một chương mới cho không gian công cộng tại hồ Gươm. Thay vì một tòa nhà gây tranh cãi, nơi đây sẽ trở thành một quảng trường rộng rãi, phục vụ cộng đồng. Đây là hướng đi mà nhiều thành phố lớn trên thế giới đã thực hiện: tái thiết đô thị theo hướng mở rộng không gian công cộng, tạo điều kiện cho văn hóa, du lịch và đời sống đô thị phát triển bền vững hơn.
Dĩ nhiên, để sự thay đổi này thực sự có ý nghĩa, chính quyền không chỉ cần phá bỏ mà còn phải xây dựng lại một cách hợp lý. Do đó, con số được công khai có ý nghĩa nhiều hơn thế. Đó là niềm tin, là đồng thuận và là cả hy vọng, sau Hàm Cá Mập là một quảng trường đẹp, xanh, văn minh.
Từ chuyện về con số 18 tỷ đồng, ta không chỉ thấy câu chuyện về một tòa nhà bị phá dỡ, mà còn thấy bài học lớn hơn về cách thông tin được lan truyền, thấy tâm tư của người dân trước những thay đổi của thành phố.
Phá dỡ Hàm Cá Mập không chỉ là việc xóa bỏ một công trình cũ – đó là sự khởi đầu của một không gian công cộng mới, mở ra những tiềm năng về văn hóa, nghệ thuật và chất lượng sống cho người dân Hà Nội. Hơn ai hết, người dân Hà Nội thực sự mong đợi diện mạo mới của hồ Gươm trong tương lai.


Khởi công, khánh thành 80 dự án với tổng vốn đầu tư 445.000 tỷ đồng; Khởi công nút giao Vành đai 3,5 – Đại lộ Thăng Long; Chính thức thông xe đường Lê Quang Đạo kéo dài; Israel không loại trừ khả năng tấn công Iran;... là một số nội dung đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 23h00 hôm nay.
Nhật Bản và Hàn Quốc đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump. Không chỉ doanh nghiệp, người dân Hàn Quốc, Nhật Bản cũng rất lo lắng, đặc biệt khi ngành ô tô đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Các chuyên gia kinh tế đã cảnh báo, chính sách thuế quan của Mỹ sẽ đe doạ đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia này.
Quảng Ninh: Toàn cảnh vụ án ma túy đặc biệt nghiêm trọng; Dập tắt đám cháy tại khu lán xưởng trái phép; Kịp thời giải cứu người bị mắc kẹt trong thang máy;... là những thông tin đáng chú ý trong Bản tin 141 hôm nay.
Thủ tướng chủ trì lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia; Khởi công dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long; Mỹ cảnh báo rút khỏi vai trò trung gian cho tiến trình hòa bình tại Ukraina;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình Thời sự 19h00 hôm nay.
Thủ tướng chủ trì lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia; Hà Nội khởi công nút giao lớn kết nối hai tuyến đường quan trọng; Sao Khuê 2025: Vinh danh 198 nền tảng, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc; Hôm nay, Iran và Mỹ tổ chức đàm phán tại Rome;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
“Cu li không bao giờ khóc” giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á; Vân Hugo và loạt sao Việt xin lỗi vụ quảng cáo sữa; Dàn hoa hậu khoe sắc trong MV nghệ sĩ Hàn Quốc;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin Thế giới Showbiz hôm nay.
0