Thoả thuận thương mại tự do EU - Mercosur

EU và nhóm 5 quốc gia Mỹ Latinh tụ nhóm trong liên kết Mercosur - bao gồm Argentina, Brazil, Bolivia, Uruguay và Paraguay vừa đạt được thoả thuận về thành lập khu vực mậu dịch tự do chung.

Mercosur là tên viết tắt của Cộng đồng thị trường Nam Mỹ, được thành lập năm 1991. EU và Mercosur khởi động tiến trình đàm phán về hiệp định thương mại tự do hồi năm 1999 và đến tận bây giờ, tức là sau một phần tư thế kỷ, mới kết thúc đàm phán thành công.

Đối với cả hai bên, việc đạt được thoả thuận có ý nghĩa lịch sử. Hai bên hình thành một trong những khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới với quy mô thị trường gần 780 triệu người tiêu dùng và tổng GDP chiếm gần một phần tư GDP của cả thế giới. Xoá bỏ thuế quan và rào cản thương mại, tối giản hoá thủ tục hành chính và ưu đãi lẫn nhau sẽ giúp cả hai bên thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế và trao đổi thương mại, tăng cường hợp tác đầu tư. EU sẽ xuất khẩu được nhiều hơn hàng hoá công nghiệp vào thị trường Mercosur trong khi các nước thành viên Mercosur xuất khẩu được nhiều hơn hàng hoá nông phẩm vào thị trường EU.

Đối với Mercosur, đây là thoả thuận đầu tiên ký kết với một đối tác lớn bao gồm nhiều quốc gia thành viên. Cho tới nay, Mercosur mới chỉ có được thoả thuận mậu dịch tự do với Ai cập, Israel và Singapore, tất cả đều không thể so sánh được với EU về quy mô thị trường và tỷ trọng GDP. Thoả thuận với EU giúp Mercosur gia tăng đáng kể uy danh và vị thế trong chính trị, kinh tế và thương mại thế giới.

Đối với EU, thoả thuận này vừa có giá trị thực tiễn vừa có ý nghĩa chiến lược to lớn. Thoả thuận giúp EU từng bước chinh phục thị trường khu vực Trung và Nam Mỹ; giúp EU ganh đua và đẩy lùi ảnh hưởng của Trung Quốc ra khỏi khu vực này; giúp EU có thêm sự lựa chọn thay thế Mỹ trên phương diện đối tác và thị trường nếu như tới đây ông Donald Trump sau khi trở lại cầm quyền ở Mỹ gia tăng xung khắc thương mại giữa Mỹ và EU.

EU và Mercosur mất 25 năm để đạt được thoả thuận thương mại tự do. Nhưng sau 25 năm, hai bên mới chỉ đi được có nửa chặng đường. Nguyên nhân là thoả thuận vừa đạt được phải trải qua quy trình phê chuẩn ở hai bên. Ở phía Mercosur, việc phê chuẩn không khó khăn gì. Nhưng ở phía EU sẽ rất phức tạp và kéo dài. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tuyên bố sẽ phản đối. Chỉ cần tập hợp được ít nhất 3 thành viên EU chiếm ít nhất 35% dân số trong EU, người này sẽ khiến cho thoả thuận ký rồi mà không thể có hiệu lực. Ông Macron cho biết đã có đồng minh là Áo, Hà Lan, Italy, Ba Lan và Bỉ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.

Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.

Nằm trong chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc các đối tác thương mại của Mỹ chịu thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10%. Cùng với nhiều quốc gia khác, hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump.

Quân đội Nga vừa hạ thêm ba bệ phóng MLRS M142 HIMARS được trang bị tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp cho Ukraine bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.

Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết việc nước này chậm chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine trong giai đoạn năm 2022 - 2023 không phải do lo ngại xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn cầu, mà là vì tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng loại khí tài này trong kho vũ khí của Mỹ.

Lực lượng vũ trang Iran đã tổ chức diễu binh trên phạm vi toàn quốc để kỷ niệm Ngày Quân đội vào ngày 18/4.