Thị trường Halal: Mở thêm 'cánh cửa' cho nông thuỷ sản Việt
Halal có thể hiểu khái quát là tổng thể các ngành công nghiệp phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng Hồi giáo. Chị Trần Lệ Hằng, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Tổng hợp Emiviet, có chồng là người Pakistan. Nhiều năm nay chị đã thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại thành công giữa Việt Nam và Pakistan. Theo chị, các sản phẩm nông thuỷ sản của Việt Nam luôn được đón nhận tại các nước Hồi giáo. "Là một phụ nữ Việt Nam và Hồi giáo, tôi cũng cố gắng hết sức để thúc đẩy sản phẩm Việt Nam ra thế giới. Sản phẩm của Việt Nam mình được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, để thúc đẩy được nhiều sản phẩm hơn thì Nhà nước và các doanh nghiệp sản xuất cần phải ý thức nhiều hơn về tầm quan trọng của việc đạt chứng nhận Halal, nó giống như một tấm visa cho sản phẩm được tiêu thụ nhiều hơn", chị Hằng cho biết.
Công ty cổ phần Dinh dưỡng hữu cơ Việt Nam đã theo thị trường Halal từ những năm 2018 - 2019. Để theo được các tiêu chí Halal, đơn vị đã phải chật vật trong việc thay đổi toàn bộ quy trình sản xuất.
Bà Nguyễn Thị Diễm Hằng, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Dinh dưỡng hữu cơ Việt Nam cho biết: "Trong quá trình sản xuất thì mình phải lưu ý, thứ nhất là không được thí nghiệm trên động vật, thứ hai nữa là trên con người, và thứ ba nữa là trong toàn bộ quá trình thì máy móc phải không có những chất bôi trơn bằng mỡ động vật. Với những tiêu chuẩn của Halal như vậy thì ở Việt Nam, các doanh nghiệp muốn làm Halal, tôi khuyên là nên tập trung nguyên dòng thực vật".
Việt Nam có nhiều lợi thế về nông nghiệp, thực phẩm và là một nước hội nhập sâu với thế giới khi tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do. Theo các chuyên gia, việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng để phát triển ngành Halal Việt Nam, mở thêm cánh cửa cho nông sản Việt Nam.
Tiến sĩ Hendra Utama, Chuyên gia tiêu chuẩn Halal, Indonesia nhận định: "Indonesia là nước có đông tín đồ Hồi giáo nhất thế giới với hơn 200 triệu người. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội đưa nhiều sản phẩm theo tiêu chuẩn Halal vào thị trường này, đặc biệt trong cộng đồng ASEAN, hai nước có quan hệ tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực".
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 50 công ty được cấp chứng nhận Halal với các sản phẩm chủ yếu là nông hải sản, đồ uống, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chay. Nếu phát huy tốt sẽ giúp nông thủy sản Việt Nam vững vàng tham gia vào thị trường Halal toàn cầu.


Trao đổi với Đài Hà Nội, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế để đàm phán thương mại thành công với Mỹ. Trong nguy có cơ, đây cũng là cơ hội để chúng ta củng cố nội lực, xây dựng các doanh nghiệp dân tộc dẫn dắt chuỗi cung ứng thay vì lệ thuộc vào FDI.
Theo nguồn tin từ Reuters, hãng xe điện Tesla đã hoãn ra mắt mẫu xe Model Y giá rẻ tại thị trường Mỹ. Trước đó, Tesla công bố ý định giới thiệu các mẫu xe giá rẻ trong nửa đầu năm nay, với kỳ vọng giúp cải thiện doanh số bán xe của hãng đang có xu hướng giảm.
Cục Quản lý, giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đối với Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam.
Giá vàng trong nước không có nhiều biến động mạnh trong kết phiên cuối tuần (ngày 20/4).
Thị trường vàng thế giới đã chứng kiến một tuần biến động mạnh, sau khi vàng thiết lập mốc kỷ lục giá mới trước khi quay đầu giảm.
Hàng loạt công ty chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính với kết quả khá bất ngờ khi ghi nhận lợi nhuận lao dốc dù kết thúc Quý I/2025 chỉ số VN-Index đã tăng cao vượt 1.300 điểm.
0