Thị trường BĐS cần cơ chế và nguồn lực đồng bộ
Cuối năm 2024, đầu năm 2025, hàng loạt dự án bất động sản mới được khởi động. Đáng chú ý là phân khúc nhà ở xã hội, tiêng tại Hà Nội đã có 2 dự án được khởi công ở Hạ Đình, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì và tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh.
Thị trường bất động sản giai đoạn này đã có thêm nhiều tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn một loạt dự án chậm triển khai do đang chờ được khơi thông, gỡ vướng. Trong đó, vấn đề quy hoạch, bố trí quỹ đất, giải phóng mặt bằng còn chậm; khâu định giá đất, xác định tiền thuê đất, phê duyệt dự án còn nhiều vướng mắc.
Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, cho biết: "Vấn đề chủ yếu là thời gian xét duyệt dự án, từ khâu giải phóng mặt bằng, bắt đầu xây dựng rồi cung cấp cho thị trường. Khoảng thời gian đầu năm ngoái và vài năm trước đó, khâu phê duyệt rất chậm khiến các dự án bị đình trệ".
Đây là vấn đề được Chính phủ và các bộ ngành, địa phương tập trung tháo gỡ, nhất là khi 3 luật liên quan đến bất động sản là Luật đất đai, Luật nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm đã khơi thông nhiều vướng mắc về pháp lý. Tuy nhiên, vẫn còn những điểm nghẽn cản trở thị trường bất động sản phát triển lành mạnh và bền vững.
Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội, cho biết: "Bất động sản đòi hỏi nguồn lực rất lớn. Và 2 yếu tố để phát triển nó là cơ chế chính sách và nguồn lực. Nếu chúng ta khai thác được nguồn lực rồi mà không có động lực cho nó phát triển thì không ổn. Chúng ta phải có cơ chế, chính sách để tạo động lực cho nó phát triển. Hai giải pháp này phải đồng bộ với nhau”.
Cơ chế chính sách và nguồn lực, nếu được khơi thông, sẽ tạo điều kiện để thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh và bền vững. Trong đó, việc đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các dự án được triển khai nhanh chóng và hiệu quả.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa đề nghị các tỉnh, thành phố đánh giá tình hình thi hành Luật Đất đai 2024 và đề xuất các vướng mắc để xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung.
Người dân ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội đã phản ánh về tình trạng lấn chiếm đất đai, vi phạm trật tự xây dựng trên đất nông nghiệp nhưng không được chính quyền cơ sở xử lý kịp thời.
4 tháng đầu năm nay, huyện Thanh Oai đã xử lý 175 trường hợp vi phạm đất đai; trong đó, đã xử lý dứt điểm 101 trường hợp, đang đôn đốc UBND các xã, thị trấn hoàn thiện hồ sơ, xử lý, cưỡng chế 74 trường hợp.
22 thửa đất tại 2 xã Hợp Tiến và Lê Thanh vừa được huyện Mỹ Đức đấu giá thành công với mức giá cao nhất 25,3 triệu đồng/m².
Quận Đống Đa đã công bố nhiệm vụ và đồ án Quy hoạch chi tiết Cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Vĩnh Hồ và phụ cận, tỷ lệ 1/500 trên địa bàn hai phường Thịnh Quang và Trung Liệt vào hôm nay, 8/5.
Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, dừng thi công nếu phát hiện các vi phạm về an toàn xây dựng trên công trường xây dựng.
0