Thị trường bất động sản thực sự có đang 'ngáo giá'?
Một ngân hàng vừa rao bán hai căn hộ Ciputra với mức giá giảm 58 tỷ đồng. Đây là tài sản đảm bảo cho khoản vay của ngân hàng, nhưng người vay không thể trả nợ. Tổng giá trị hai căn nhà tính theo giá khởi điểm là 242 tỷ đồng. Phiên đấu giá vừa được diễn ra vào ngày 25/11.
Nếu tính theo mức giá khởi điểm trong phiên đấu giá lần một vào tháng 8 vừa qua, hai căn biệt thự có mức giá lần lượt là 518 và 404 triệu đồng/m². Lần đấu giá thứ tư vào ngày 25/11, thì mức giá mỗi căn đã hạ xuống 19%. Trên thị trường, giá mỗi căn biệt thự dự án này đang dao động từ 250 đến 400 triệu đồng/m², theo thông tin rao bán trên các website.
Việc đấu giá tài sản đảm bảo nhưng mức giá đưa ra cao hơn hẳn so với giá thị trường là một quyết định khó hiểu của ngân hàng. Mục đích của bán đấu giá tài sản đảm bảo để thu hồi nợ khi người vay mất khả năng thanh toán, chứ không phải tìm kiếm lợi nhuận cho người vay.
Khi thẩm định giá tài sản đảm bảo để bán đấu giá, người mua có quyền yêu cầu ngân hàng bán theo giá thị trường, để tối ưu số tiền mình có thể thu về. Dù cầm sổ đỏ trong tay, ngân hàng vẫn không thể muốn bán với giá bao nhiêu tùy thích.
Dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong 9 tháng của năm 2024, tín dụng bất động sản tăng trưởng 9,15%. Tín dụng bất động sản có hai mảng, mảng cho vay kinh doanh bất động sản và cho vay tiêu dùng bất động sản. Dữ liệu cho thấy, cho vay kinh doanh bất động sản tăng tới 16%, trong khi cho vay tiêu dùng bất động sản chỉ tăng 4,6%, thấp hơn mức tăng tín dụng chung.
9 tháng của năm 2024 cũng là giai đoạn sốt nhà, sốt căn hộ tại Hà Nội. Với mức tăng 4,6%, chứng tỏ giao dịch mua nhà thực sự không khởi sắc.
Với ngân hàng, việc không thể giải chấp tài sản thu hồi khoản vay, khiến họ đối mặt với những khoản nợ xấu khổng lồ, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động cũng như đánh giá tín nhiệm của chính họ. Ngoài ra, khi giá bất động sản cao, việc thẩm định giá trị tài sản để cho vay cũng tương đối mạo hiểm. Bởi nếu một ngày giá rớt, thì một loạt khoản vay có tài sản đảm bảo là bất động sản cũng sẽ lâm nguy.
Với người dân, việc tăng giá bất động sản không ngừng nghỉ như vậy đang khiến khả năng có một căn hộ cho mỗi gia đình ngày càng trở nên xa vời.


Hiện tượng lệch pha cung - cầu không chỉ diễn ra ở thị trường TP. Hồ Chí Minh mà đang trở nên phổ biến ở các địa phương trên cả nước.
Nghị định 76 của Chính phủ sau 20 ngày có hiệu lực đã gỡ khó cho nhiều dự án đang vướng mắc, đặc biệt là việc xác định thời điểm để tính tiền sử dụng đất.
Thủ tướng Chính phủ đã liệt kê mua bán căn hộ chung cư vào danh mục sản phẩm phải đăng ký hợp đồng theo mẫu tại các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) sáng 19/4 đã khởi công xây dựng Tòa nhà B1, B2 - Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội tại phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 103 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xin ý kiến về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại Luật Đất đai năm 2024.
Hàng loạt gian hàng tại các trung tâm thương mại đang phải đóng cửa, mặt bằng bỏ trống dù nguồn cung không ngừng gia tăng.
0